1. Kế toán giai đoạn nhận bảo lãnh:
+ Hợp đồng bảo lãnh sau khi được giám đốc duyệt sẽ chuyển tới kế toán để kiểm soát lại và lập phiếu nhập tài khoản ngoại bảng theo số tiền bảo lãnh, kế toán ghi:
Nhập: TK 921: Cam kết bảo lãnh cho khách hàng
+ Đối với giấy tờ tài sản được nhận làm tài sản thế chấp, cầm cố để làm đảm bảo cho khoản bảo lãnh, kế toán căn cứ vào hồ sơ, giấy tờ hợp lệ, hợp pháp từ bộ phận nghiệp vụ chuyển sang để lập phiếu Nhập tài khoản ngoại bảng “TS thế chấp, cầm cố của KH”
Ghi Nhập: TK 994 – TS thế chấp, cầm cố của khách hàng
+ Trường hợp ngân hàng yêu cầu khách hàng được bảo lãnh phải ký quỹ bảo lãnh thì khách hàng được bảo lãnh phải nộp tiền mặt hoặc trích tài khoản tiền gửi để ký quỹ. Căn cứ chứng từ kế toán ghi:
Nợ: TK Thích hợp (TK 1011, 4211/khách hàng)
Có: TK Ký quỹ bảo lãnh (TK 4274).
+ Kế toán thu phí bảo lãnh:
Ngân hàng thu phí bảo lãnh trên cơ sở chế độ hiện hành và có sự thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng được bảo lãnh. Sau khi tính toán được số phí người được bảo lãnh phải trả, kế toán lập chứng từ, ghi:
Nợ: TK 1011, 4211/ khách hàng
Có: TK 488: Doanh thu chờ phân bổ
– Định kỳ phân bổ doanh thu vào thu nhập của ngân hàng:
Nợ: TK 488: Doanh thu chờ phân bổ
Có: TK 712 thu từ nghiệp vụ bảo lãnh
2. Kế toán giai đoạn hết thời hạn của hợp đồng bảo lãnh:
Khi kết thúc thời hạn của hợp đồng bảo lãnh (đến hạn thanh toán) sẽ xảy ra 1 trong 2 trường hợp:
(1). Nếu khách hàng được bảo lãnh hoàn thành nghĩa vụ thanh toán (trả nợ) cho người yêu cầu bảo lãnh thì Ngân hàng không phải trả nợ thay.
+ Kế toán lập phiếu xuất, ghi xuất TK 912 “Cam kết bảo lãnh cho khách hàng” đồng thời trả lại hồ sơ bảo lãnh cho khách hàng.
+ Trường hợp trước đây khách hàng có ký quỹ bảo lãnh thì kế toán lập chứng từ để hoàn trả số tiền ký quỹ bảo lãnh cho khách hàng, ghi:
Nợ: TK 4274 – Ký quỹ bảo lãnh.
Có: TK Thích hợp (1011 hoặc 4211)
+ Trả lại tài sản cầm cố, thế chấp cho khách hàng
Xuất TK 994: Giá trị tài sản cầm cố, thế chấp
(2). Nếu khách hàng được bảo lãnh không hoàn thành trách nhiệm thanh toán thì ngân hàng phải trả nợ thay.
– Kế toán trả nợ thay:
Ngân hàng trả nợ thay cho khách hàng được bảo lãnh thực chất là chuyển từ hình thức tín dụng bằng chữ ký sang hình thức tín dụng ứng trước, khách hàng được bảo lãnh chính thức nhận nợ với ngân hàng.
Về nguyên tắc, ngân hàng chỉ trả nợ thay bằng hoặc nhỏ hơn số tiền bảo lãnh. Nếu trước đó khách hàng được bảo lãnh đã có ký quỹ bảo lãnh thì trước hết phải lấy từ số tiền ký quỹ để thanh toán, phần còn thiếu ngân hàng sẽ trả thay.
Khi nhận được thông báo của người thụ hưởng (người yêu cầu bảo lãnh) về việc đề nghị ngân hàng trả nợ thay, kế toán lập chứng từ, ghi:
+ Xuất TK 921
Hạch toán nội bảng:
Nợ: TK 4274: Số tiền ký quĩ
Nợ: TK 4211: Số tiền gửi tại NH
Nợ: TK 2411: Số tiền trả thay
Có: TK 1011, 4211… Số tiền trả nợ
Sau đó theo dõi, đôn đốc thu nợ và lãi vay như tín dụng thông thường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét