Hạch toán nghiệp vụ này phải thực hiện theo các qui định sau:
(1)- Chứng khoán kinh doanh được hạch toán theo giá thực tế mua chứng khoán (giá gốc), bao gồm giá mua cộng (+) các chi phí mua (nếu có).
(2)- Tiền lãi của chứng khoán nhận được trong thời gian nắm giữ chứng khoán được ghi vào thu nhập lãi.
(3)- Khi TCTD bán, chuyển nhượng chứng khoán thì bên Có tài khoản Mua bán chứng khoán phải được ghi theo giá thực tế mà trước đây đã hạch toán khi mua loại chứng khoán này (để tất toán), không ghi theo số tiền thực tế thu được. Phần chênh lệch giữa số tiền thực tế thu được với số tiền đã ghi Có tài khoản này được hạch toán vào kết quả kinh doanh (TK Thu về mua bán chứng khoán, nếu Lãi; hoặc TK Chi về mua bán CK, nếu Lỗ).
(4)- Tại thời điểm khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính, căn cứ vào tình hình biến động giá chứng khoán, kế toán tiến hành lập dự phòng giảm giá chứng khoán đối với số chứng khoán chưa bán tại thời điểm khoá sổ.
(5)- Nếu chuẩn mực kế toán Việt Nam hoặc cơ chế tài chính cho phép: định kỳ khi lập báo cáo tài chính, chứng khoán được đánh giá lại theo giá thị trường. Tất cả mọi lãi/ lỗ thực hiện và chưa thực hiện được ghi vào thu nhập kinh doanh ròng (đưa vào Báo cáo kết quả kinh doanh).
- Kế toán giai đoạn mua chứng khoán
Khi TCTD mua chứng khoán, kế toán căn cứ vào chi phí thực tế mua, hạch toán:
Nợ: TK 141,142,148 – Theo giá mua
Có: TK 1011, (TK thích hợp)
– Kế toán giai đoạn bán chứng khoán
Khi TCTD bán chứng khoán, căn cứ vào giá bán chứng khoán, kế toán hạch toán:
+ Trường hợp Lãi (giá bán > giá mua), kế toán ghi:
Nợ: TK 1011, (TK thích hợp) (Giá bán)
Có: TK 141, 142, 148 (Trị giá vốn/ Giá trước đây đã mua CK)
Có: TK 741 (Chênh lệch Giá bán – giá vốn)
+ Trường hợp Lỗ (giá bán < giá mua), kế toán ghi:
Nợ: TK 1011 (TK thích hợp) (Giá bán )
Nợ: TK 149- Dự phòng giảm giá CK
Nợ: TK 841- Chi về mua bán CK
Có: TK Chứng khoán kinh doanh (Trị giá vốn/ Giá trước đây đã mua CK)
- Đến cuối niên độ kế toán đánh giá lại giá trị chứng khoán kinh doanh
Nếu giá chứng khoán giảm nhỏ hơn giá mua, kế toán phải trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán. Căn cứ chứng từ hạch toán:
Nợ: TK 8823 – Chi phí dự phòng giảm giá chứng khoán
Có: TK 149 – Dự phòng giảm giá chứng khoán
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét