Tình hình nợ công thế giới - Kiến thức về kế toán cho doanh nghiệp - Dịch vụ kế toán TPHCM - Bình Thạnh

Latest

Kế toán Bình Thạnh chuyên cung cấp các dịch vụ uy tín, chất lượng với mức giá cạnh tranh như: Dịch vụ báo cáo tài chính, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ kế toán trưởng, dịch vụ đào tạo kế toán, dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, thành lập doanh nghiệp, dịch vụ hoàn thuế. Chúng tôi sẽ giúp hỗ trợ các doanh nghiệp có thể phát triển một cách dễ dàng và nhanh chóng. Sử dụng dịch vụ của chúng tôi sẽ đảm bảo cho việc hoạt động của công ty được hiệu quả

BANNER 728X90

Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018

Tình hình nợ công thế giới


Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009, nợ công ở các nền kinh tế phát triển đã tăng lên đáng kể. Nguyên nhân đến từ việc đẩy mạnh các gói kích cầu, quốc hữu hóa những khoản nợ tư nhân, kế hoạch giảm thuế… trong nỗ lực kéo nền kinh tế thoát khỏi suy thoái.


Tuy nhiên, nợ công không chỉ là câu chuyện của nước Mỹ, là vấn đề của nhiều nước với những nguy cơ và thách thức to lớn và có thể gọi là khủng khoảng cũng không sai.


Theo thống kê của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Nhật Bản là nước có tỷ lệ tổng nợ công quốc gia (Gross general government debt) trên GDP lớn nhất với mức 220% GDP, tiếp theo là Hy Lạp với 142% GDP. Mỹ đứng ở vị trí thứ 8 về gánh nặng nợ công tính theo cách này.


Tuy nhiên, nếu tính thêm vào tài sản tài chính mà quốc gia đó nắm giữ, thì Hy Lạp mới là nước có tỷ lệ nợ ròng quốc gia (Net general government debt) trên GDP lớn nhất với 142% GDP, sau đó mới đến Nhật Bản với 117% GDP. Với cách tính này, Mỹ đứng thứ 11 trong danh sách các quốc gia có gánh nặng nợ công lớn. Điểm đáng chú ý là mặc dù Nhật Bản và Ý có tỷ lệ nợ công trên GDP lớn, nhưng phần lớn khoản nợ đó do các nhà đầu tư trong nước nắm giữ.


Kinh tế Mỹ 


Kinh tế Mỹ vẫn ảnh hưởng to lớn và mạnh mẽ đối với kinh tế thế giới như vốn có và mọi thay đổi hay diến biến của kinh tế Mỹ đều được dư luận theo dõi sát sao. Việc xử lý nợ công của Mỹ trong tuần cũng không nằm ngoài nhận định đó.


Cuối cùng Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật và Tổng thống Barack Obama đã ký ban hành thành luật nâng trần nợ công với nội dung chủ yếu là nâng trần nợ thêm 2.100 tỷ USD cho tới năm 2013 và cắt giảm thâm hụt ngân sách 2.500 tỷ USD trong vòng 10 năm tới. Điều này đã chấm dứt “cuộc chiến” nợ công dai dẳng, phức tạp của các nhánh quyền lực Mỹ trong năm 2011.


Tuy nhiên kinh tế Mỹ không vì thế mà “sáng sủa” hơn. Tăng trưởng GDP quí 2 chỉ đạt 1,3%, là mức thấp nhất kể từ sau khủng khoảng năm 2008-2009 đến nay, thêm vào đó là nợ công đã vượt GDP năm 2010 với con số 14.580,7 tỷ USD/14.526,5 tỷ USD vào ngày 3/8, tiếp đó ngày 4/8 chỉ Dow Jones bốc hơi 500 điểm và được gọi là “Ngày Thứ Năm đen tối”. Trong bối cảnh đó, có quan điểm cho rằng nước Mỹ có thể rơi vào cuộc suy thoái mới. “Việc thắt chặt ngân sách trong tình hình hiện nay có nguy cơ đưa kinh tế Mỹ tới một cuộc suy thoái khác”, đó là quan điểm của nhà kinh tế Sherry Cooper thuộc BMO Capital Markets. Tuy chưa xác nhận kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái nhưng “Mỹ đang cố gắng ổn định tình hình tài chính trong nước và hậu quả sẽ khiến nền kinh tế Mỹ chậm tăng trưởng trong một vài năm”, theo phân tích của chuyên gia kinh tế Paul Dales làm việc cho Capital Economics.


Dù các nhận định trên có đúng hay gần đúng thì kinh tế Mỹ hiện nay vẫn “u ám”, vẫn “tồi tệ” nhưng không “bất thường” và phản ánh những mâu thuẫn sâu sắc trong chính nội tại kinh tế Mỹ, đó là điều chắc chắn.


Trung Quốc


Trong bối cảnh toàn cầu hóa và quốc tế hóa, các nền kinh tế, đặc biệt là các nền kinh tế lớn có mối liên hệ, có sự đan xen và phụ thuộc lẫn nhau rất lớn. Sự phụ thuộc lẫn nhau có thể trong lĩnh vực XNK, có thể trong lĩnh vực thị trường lao động, thị trường nguyên liệu và có thể trong cả lĩnh vực đầu tư tài chính…Điều này hoàn toàn đúng với quan hệ kinh tế Mỹ -Trung, đây là mối quan hệ kinh tế của 2 cường quốc lớn nhất thế giới hiện nay. Có thể nói quan hệ kinh tế Mỹ – Trung Quốc là điển hình cho sự phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế lớn.


Mỹ và Trung Quốc không chỉ là một trong những bạn hàng lớn nhất của nhau, mà còn là chủ nợ lớn nhất và cả trong 2 trường hợp này, Trung Quốc đều có lợi thế, đó là thặng dư thương mại cao 273 tỷ USD, là chủ nợ của 1.500 tỷ USD trái phiếu Mỹ. Tuy nhiên, trong bối cảnh nợ công đang đe dọa kinh tế Mỹ thì chủ nợ Trung Quốc cũng “đứng ngồi không yên”. “Hành động có trách nhiệm” và “hy vọng rằng Chính phủ và Quốc hội Mỹ sẽ có các biện pháp cũng như chính sách cụ thể, có trách nhiệm để đối phó với các vấn đề nợ, đảm bảo cho các hoạt động của thị trường tài chính và nhà đầu tư”. Đó là phát biểu của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên trước thời điểm nước Mỹ đạt thỏa thuận nâng trần nợ công. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, bởi vì nếu nếu nợ công không được nâng trần, đồng USD sẽ bị mất giá và không ai dám chắc 1.500 tỷ USD trái phiếu hiện Trung Quốc sở hữu sẽ không bị ‘bốc hơi”. Sự lo lắng này còn kéo dài vì lần nâng trần nợ công này chắc chắn không phải là lần cuối cùng và đồng USD cũng chưa có cơ hội nâng giá và như vậy “kho tiền’ USD của Trung Quốc sẽ sụt giảm đáng kể.


Đây cũng là kinh  nghiệm lớn trong việc đa dạng hóa các nguồn lực dự trữ quốc gia mà Trung Quốc là ví dụ điển hình nhất.


Châu Âu


Tình hình Hy Lạp đã tạm “bình yên” khi EU, IMF và Eurozone nhất trí thông qua gói cứu trợ lần 2 với trị giá 109 tỷ Euro (khoảng 158 tỷ USD) và Hy Lạp bắt đầu đàm phán với các ngân hàng để họ mua lại các khoản nợ sắp đáo hạn.


Tuy nhiên, với khoản nợ công khổng lồ 350 tỷ Euro (khoảng 506 tỷ USD) và chưa có giải pháp giảm nợ khả thi thì Hy Lạp vẫn là “ứng cử viên số một” hay “sự lựa chọn số một” cho danh sách các quốc gia có nguy cơ vỡ nợ. Mọi kết quả sẽ có vào thời gian này năm 2012.


Trong một diễn biến khác, không chỉ các quốc gia nhỏ của EU, của Eurozone bị “bão” nợ công tàn phá, một thành viên G7 đồng thời là nền kinh tế lớn thứ 4 Châu Âu – Italy cũng có nguy cơ cao vỡ nợ công. Nhiều chỉ số kinh tế của Italy đều trong diện “báo động đỏ”, cụ thể nợ công của Italy sẽ tăng từ 128% GDP lên 150% GDP vào năm 2017; lãi suất đi vay của Chính Phủ tăng cao và thâm hụt ngân sách vượt 3%…


Các nhà phân tích cho rằng, ngoài việc chưa nhất trí với các nhận định xấu về kinh tế Italy, chính phủ của ông Silvio Berlusconi cần phải có một chương trình đặc biệt nhằm khôi phục đà tăng trưởng cũng như phải lựa chọn biện pháp “thắt lưng buộc bụng” thì Italy mới có hy vọng “thoát hiểm”. Đây không phải là điều dễ dàng vì tăng trưởng khó đi cùng với “thắt chặt”. Do vậy, đối với Italy hiện nay mọi điều đều có thể xảy ra. Và như vậy, kinh tế Châu Âu sẽ còn “rối ren” hơn nhiều.


Nhật Bản 


Nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới đang đứng trước hai nhiệm vụ khó khăn: tái thiết đất nước sau thảm họa và khôi phục kinh tế,  trong đó xử lý đồng Yên tăng giá là một trong những nhiệm vụ quan trọng và khó khăn nhất. Trong việc tái thiết đất nước, khoảng 19.000 tỷ Yên đã và sẽ được chi cho việc khôi phục cơ sở hạ tầng tại khu vực bị thảm họa, xây trường học và tạo thêm các việc làm mới. Không những vậy, Nhật Bản còn có kế hoạch phát hành 10.000 tỷ Yên (khoảng 128 tỷ USD) trái phiếu để “tăng tốc” quá trình tái thiết. Có thể nói Nhậ Bản đã “không tiếc tiền” để khắc phục hậu quả thảm họa cũng như khôi phục kinh tế và thực tế là có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Trong một diễn biến khác, sau một thời gian theo dõi và đánh giá những tác động tiêu cực do đồng Yên liên tục tăng giá trong thời gian vừa qua, ngày 4/8 Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Yoshihiko Noda tuyên bố Nhật bản sẵn sàng cho việc đơn phương can thiệp vào thị trường tiền tệ để ngăn việc đồng Yên lên giá.


Thực tế Nhật Bản đã bán 4.000 tỷ Yên (khoảng 50,6 tỷ USD) và BOJ quyết định tăng quy mô chương trình mua tài sản từ 10.000 tỷ Yên (126 tỷ USD) lên 50.000 tỷ Yên (630 tỷ USD).Đây là lần thứ 2 trong vòng một năm trở lại đây Nhật Bản đơn phương can thiệp vào thị trường tiền tệ và có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ngân hàng Trung ương và Bộ Tài chính. Tuy nhiên lần can thiệp này nếu xảy ra sẽ gặp nhiều khó khăn hơn lần trước đây vì đồng USD và Euro hiện nay đang có nguy cơ giảm giá cao và kinh tế Mỹ cũng như Châu Âu đang gặp khó. Và như vậy, tỷ giá đồng Yên vẫn là vấn đề “trung tâm” và không dễ xử lý của kinh tế Nhật Bản trong thời điểm hiện nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp

báo cáo thuế trọn gói Bình Thạnh