Tài khoản phản ánh các khoản thu nhập của Ngân hàng Nhà nước - Kiến thức về kế toán cho doanh nghiệp - Dịch vụ kế toán TPHCM - Bình Thạnh

Latest

Kế toán Bình Thạnh chuyên cung cấp các dịch vụ uy tín, chất lượng với mức giá cạnh tranh như: Dịch vụ báo cáo tài chính, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ kế toán trưởng, dịch vụ đào tạo kế toán, dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, thành lập doanh nghiệp, dịch vụ hoàn thuế. Chúng tôi sẽ giúp hỗ trợ các doanh nghiệp có thể phát triển một cách dễ dàng và nhanh chóng. Sử dụng dịch vụ của chúng tôi sẽ đảm bảo cho việc hoạt động của công ty được hiệu quả

BANNER 728X90

Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018

Tài khoản phản ánh các khoản thu nhập của Ngân hàng Nhà nước


Bao gồm các tài khoản thuộc loại 7 trong hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước. Trong loại 7 các tài khoản được bố trí thành các tài khoản cấp 1, cấp 2 và cấp 3. Mỗi tài khoản được theo dõi một loại thu cụ thể của Ngân hàng Nhà nước.


Các tài khoản thu nhập của Ngân hàng Nhà nước có kết cấu chung:


Bên Có : Các khoản thu nghiệp vụ trong năm

Bên Nợ : Số tiền thoái thu các khoản thu trong năm.

Dư Có : Phản ánh số thực thu nghiệp vụ trong năm.

Hạch toán chi tiết: – Mở 1 tài khoản chi tiết.


Cuối năm khi làm quyết toán, kế toán sẽ chuyển toàn bộ số dư Có của tài khoản này sang tài khoản 691 – “Chênh lệch thu, chi năm nay” khi đó tài khoản sẽ không còn số dư.


Các tài khoản thu nhập của Ngân hàng Nhà nước được mở tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố và tại Vụ Kế toán Ngân hàng Nhà nước Trung ương để ghi chép tất cả các khoản thu nghiệp vụ phát sinh trong năm. Khi hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:


1) Loại tài khoản này chỉ phản ánh các khoản thu nhập không phản ánh các khoản chi phí, do đó trong kỳ kế toán các tài khoản kế toán luôn được phản ánh bên Có, cuối năm được chuyển toàn bộ sang tài khoản “Chênh lệch thu, chi năm nay”.


2) Đối với các khoản thu nhập từ các hoạt động mua bán chứng khoán, vàng, ngoại tệ… chỉ hạch toán phần chênh lệch giữa giá mua và bán (không phản ánh tổng số tiền thu được từ việc bán chứng khoán, vàng, ngoại tệ…)


3) Đối với các khoản thu nhập từ nhượng bán, thanh lý công cụ lao động thì phản ánh tổng số tiền thu được do nhượng bán thanh lý.


4) Ngân hàng Nhà nước không áp dụng nguyên tắc dồn tích nên không hạch toán dự thu lãi.


Các khoản thu nhập của Ngân hàng Nhà nước được hạch toán trên các tài khoản sau:


– Tài khoản 70 “Thu về nghiệp vụ tín dụng”


TK 70 có các tài khoản cấp 2 sau:


+ Tài khoản 701 “Thu lãi tiền gửi”: TK này dùng để phản ánh các khoản thu lãi tiền gửi của Ngân hàng Nhà nước ở trong nước (nếu có) và ở nước ngoài.

+ Tài khoản 702 “Thu lãi cho vay”: TK này dùng để phản ánh các khoản thu lãi cho vay bằng đồng Việt nam, ngoại tệ đối với các Tổ chức tín dụng ở trong nước và đối với nước ngoài.

+ Tài khoản 703 “Thu lãi từ đầu tư chứng khoán”: TK này dùng để phản ánh số tiền lãi của các kỳ mà NHNN được hưởng trong thời gian nắm giữ chứng khoán đang đầu tư và được ghi nhận là thu nhập phản ánh trong kỳ.

+ Tài khoản 704 -“ Thu lãi góp vốn vào các tổ chức Quốc tế”: Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương dùng để phản ảnh số tiền lãi thu được từ việc góp vốn vào các tổ chức Quốc tế.

+ Tài khoản 709 “Thu khác về hoạt động tín dụng”: TK này dùng để phản ánh các khoản thu của Ngân hàng Nhà nước ngoài và các khoản thu nói trên về nghiệp vụ tín dụng.


– Tài khoản 71 “Thu nghiệp về vụ thị trường mở”


TK 71 có có các tài khoản cấp 2 sau:


+ Tài khoản 711 “Thu về mua bán chứng khoán”: phản ánh số chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá mua chứng khoán, phần chênh lệch giữa mệnh giá chứng khoán (tín phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá….) và số tiền thu về bán chứng khoán.

+ Tài khoản 719. “Thu về nghiệp vụ thị trường mở”: TK này dùng để phản ánh các khoản thu của Ngân hàng Nhà nước ngoài các khoản thu nói trên về nghiệp vụ thị trường mở.


– Tài khoản 72 “Thu về hoạt động ngoại hối”


Tài khoản 72 có các tài khoản cấp 2 sau:


+ Tài khoản 721 “Thu về mua, bán vàng”: Phản ánh các khoản thu về hoạt động kinh doanh vàng như lãi về mua, bán vàng…

+ Tài khoản 722 “Thu về mua, bán ngoại tệ”: Phản ánh các khoản thu về hoạt động kinh doanh ngoại tệ như lãi mua, bán ngoại tệ.

+ Tài khoản 729 “Thu khác giao dịch ngoại hối”: Phản ánh các khoản thu của Ngân hàng Nhà nước ngoài các khoản thu nói trên về hoạt động ngoại hối.


– Tài khoản 73. “Thu về dịch vụ Ngân hàng”


Tài khoản 73 có các tài khoản cấp 2 sau:


+ Tài khoản 731 “Thu dịch vụ thanh toán”: Phản ánh các khoản thu phí dịch vụ thanh toán của Ngân hàng Nhà nước đối với khách hàng.

+ Tài khoản 732 “Thu về dịch vụ thông tin”: Phản ánh các khoản thu về dịch vụ thông tin của Ngân hàng Nhà nước đối với khách hàng.

+ Tài khoản 733 “Thu về dịch vụ ngân quỹ”: Phản ánh các khoản thu về dịch vụ ngân quỹ của Ngân hàng Nhà nước đối với khách hàng.

+ Tài khoản 739 “Các khoản thu dịch vụ khác”: Phản ánh các khoản thu của Ngân hàng Nhà nước ngoài các khoản thu trên về dịch vụ.


– Tài khoản 74 “Thu phí và lệ phí”


Tài khoản 74 có các tài khoản cấp 2 sau:


+ Tài khoản 741 “Thu phí và lệ phí”: Phản ánh các khoản thu phí và lệ phí theo chế độ quy định như phí cấp giấy phép hoạt động ngân hàng, kinh doanh ngoại hối….


– Tài khoản 79 “Các khoản thu khác”


Tài khoản 79 có các tài khoản cấp 2 sau:


+ Tài khoản 791 “Thu từ tiêu huỷ tiền: Phản ánh các khoản thu từ việc tiêu huỷ tiền.

+ Tài khoản 792 – Thu về cho thuê tài sản

+ Tài khoản 793 – Thu về thanh lý công cụ lao động và vật liệu

+ Tài khoản 796 – Thu về hoạt động của các đơn vị sự nghiệp

7961 – Thu xuất bản Thời báo Ngân hàng

7962 – Thu xuất bản Tạp chí Ngân hàng

7963 – Thu hoạt động thông tin tín dụng phòng ngừa rủi ro

7964 – Thu hoạt động quản lý các dự án tín dụng quốc tế


Các tài khoản này dùng để phản ảnh số tiền thu từ cho thuê tài sản, thanh lý công cụ lao động và thu từ hoạt động của các đơn vị sự nghiệp thuộc NHNN.


+ Tài khoản 799 “Các khoản thu khác”: Gồm các khoản thu của Ngân hàng Nhà nước ngoài các khoản thu nói trên như thu tiền phạt, tiền thừa quỹ, thanh lý công cụ lao động….


Tài khoản phản ánh các khoản chi phí của Ngân hàng.


Bao gồm các tài khoản thuộc loại 8 trong hệ thống tài khoản kế toán của Ngân hàng Nhà nước. Trong loại 8 các tài khoản được bố trí thành các tài khoản cấp 1, cấp 2 và cấp 3 để theo dõi nội dung từng khoản chi phí của Ngân hàng Nhà nước.

Kết cấu các tài khoản chi phí của Ngân hàng Nhà nước:


Bên Nợ ghi: – Các khoản chi phí của Ngân hàng.


Bên Có ghi: – Số tiền thu giảm chi các khoản chi trong năm.

– Chuyển số dư Nợ vào tài khoản 691

– Chênh lệch thu chi năm nay khi quyết toán cuối năm.


Số dư Nợ: – Phản ảnh các khoản chi phí của Ngân hàng Nhà nước trong năm.


Hạch toán chi tiết:


– Mở 1 tài khoản chi tiết.


Cuối năm khi làm quyết toán số dư Nợ phải được kết chuyển sang tài khoản “Chênh lệch thu chi năm nay”. Khi đó tài khoản sẽ không còn số dư.


Tài khoản chi phí của Ngân hàng Nhà nước được mở ở tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh và tại Vụ Kế toán – Tài chính Ngân hàng Nhà nước Trung ương để phản ánh các khoản chi thực tế phát sinh tại cơ sở và tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương.


Khi hạch toán vào các tài khoản chi phí phải đảm bảo các nội dung:


– Loại tài khoản này trong kỳ kế toán luôn được phản ánh bên Nợ, cuối năm chuyển toàn bộ sang tài khoản “chênh lệch thu, chi năm nay”


– Ngân hàng Nhà nước không áp dụng nguyên tắc dồn tích nên không phải tính dự trả lãi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp

báo cáo thuế trọn gói Bình Thạnh