Quy trình và thủ tục thành lập công ty cổ phần - Kiến thức về kế toán cho doanh nghiệp - Dịch vụ kế toán TPHCM - Bình Thạnh

Latest

Kế toán Bình Thạnh chuyên cung cấp các dịch vụ uy tín, chất lượng với mức giá cạnh tranh như: Dịch vụ báo cáo tài chính, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ kế toán trưởng, dịch vụ đào tạo kế toán, dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, thành lập doanh nghiệp, dịch vụ hoàn thuế. Chúng tôi sẽ giúp hỗ trợ các doanh nghiệp có thể phát triển một cách dễ dàng và nhanh chóng. Sử dụng dịch vụ của chúng tôi sẽ đảm bảo cho việc hoạt động của công ty được hiệu quả

BANNER 728X90

Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018

Quy trình và thủ tục thành lập công ty cổ phần



a. Quy trình thành lập công ty


Thành lập công ty gồm các công việc chuẩn bị về thủ tục pháp lý, tổ chức bộ máy quản lý, huy động vốn và đầu tư ban đầu để công ty có thể ở trạng thái sẵn sàng hoạt động. Quy trình thành lập một công ty thường trải qua các bước sau:


–   Bước 1: Thoả thuận thành lập công ty


Bước đầu tiên để thành lập một công ty là các thành viên sáng lập công ty phải họp bàn và ký với nhau biên bản về việc cùng nhau thành lập công ty. Trong biên bản này, các thành viên sáng lập thống nhất với nhau một số nội dung cơ bản như:


+ Tên công ty, hình thức tổ chức công ty


+ Lĩnh vực hoạt động, ngành nghề kinh doanh


+ Vốn điều lệ và vốn góp theo cam kết của từng thành viên


+ Dự kiến cơ cấu tổ chức quản lý


+ Phân công thực hiện kế hoạch thành lập công ty



–   Bước 2: Điều tra, nghiên cứu thị trường


Đối với một số ngành nghề kinh doanh, việc điều tra nghiên cứu thị trường để lập phương án kinh doanh là công việc rất quan trọng và cần thiết. Các thông tin thu đựơcj qua các cuộc điều tra có thể giúp họ xây dựng được phương án kinh doanh hợp lý. Thông qua đó, công ty quyết định sản xuất hay kinh doanh những mặt hàng nào, mẫu mã, chủng loại ra sao, quy mô là bao nhiêu…. Chất lượng điều tra nghiên cứu thị trường có ảnh hưởng quyết định đến phương án đầu tư, kinh doanh và hoạt động của công ty sau này. Các thông tin cần phải thu thập từ điều tra, nghiên cứu thị trường là nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, các mặt hàng thay thế, quy mô của thị trường, đối thủ cạnh tranh…. Để nghiên cứu thị trường, ngoài một số công ty có thể tự làm, còn lại phần lớn phải thuê các công ty chuyên nghiên cứu thị trường như các công ty tư vấn, marketing… thực hiện.



–   Bước 3: Xây dựng phương án kinh doanh


Căn cứ vào mục tiêu, điều kiện kinh doanh và các thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh, các doanh nghiệp xây dựng cho mình phương án kinh doanh để từ đó xây dựng các phương án huy động vốn, đầu tư trang thiết bị, tuyển dụng nhân lực, tổ chức bộ máy…. Các công việc này đòi hỏi một thời gian tương đối dài và thường phải do các chuyên gia có kinh nghiệm đảm nhận.


–   Bước 4: Soạn thảo và thông qua điều lệ công ty


Điều lệ công ty là căn cứ pháp lý để tiến hành và xử lý các hoạt động của công ty. Trong điều lệ công ty phải quy định cụ thể và dự kiến đến các tính huống phát sinh và các biện pháp hoặc nguyên tắc xử lý các tình huống này. Trong điều lệ công ty phải có các nội dung sau:


+ Vốn điều lệ


+ Họ tên, địa chỉ của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần hoặc thành viên sáng lập đối với các loại hình công ty khác


+ Số vón góp theo cam kết của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hoặc số cổ phần mà cổ đông sáng lập cam kết mua, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại đối với công ty cổ phần


+ Quyền và nghĩa vụ của các thành viên công ty TNHH hoặc các cổ đông của công ty cổ phần


+ Cơ cấu tổ chức quản lý công ty

+ Người đại diện theo pháp luật của công ty

+ Thể thức thông qua quyết định của công ty, nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ


+ Những trường hợp thành viên có thể yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần.


+ Các loai quỹ và mức giới hạn từng loại quỹ được lập tại công ty, nguyên tắc phân chia lợi nhuận, trả cổ tức, chịu lỗ trong kinh doanh.



+ Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty


+ Thể thực sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty


+ Chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc tất cả cổ đông sáng lập của công ty cổ phần


+ Các nội dung khác của Điều lệ công ty do các tnành viên hoặc cổ đông thảo thuận nhưng không được trái với quy định của pháp luật.


– Bước 5: Xin giấy phép kinh doanh


Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và phương án kinh doanh, công ty tiến hành đăng ký với cơ quan quản lý để xin giấy phép kinh doanh.


b. Thủ tục thành lập công ty


Thông thường, để thành lập công ty, các sáng lập viên thành lập phải lập và nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm:


+ Đơn đăng ký kinh doanh,


+ Điều lệ công ty,


+ Danh sách thành viên hoặc cổ đông sáng lập.


Đối với công ty kinh doanh các nghành, nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định thì phải có thêm xác nhận về vốn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.


– Đơn đăng ký kinh doanh:


Đơn đăng ký kinh doanh là cơ sở để cơ quan quản lý công ty cấp giấy phép kinh doanh cho công ty. Đơn đăng ký kinh doanh phải có các nội dung chủ yếu sau đây:


+ Tên công ty


+ Địa chỉ trụ sở chính của công ty


+ Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh


+ Vốn điều lệ


+ Số vốn đăng ký góp của thành viên công ty TNHH hoặc số cổ phần mà cổ đông sáng lập đăng ký mua, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại đối với công ty cổ phần


+ Họ tên, chữ ký, địa chỉ thường trú của người đại diện theo pháp luật của công ty


Đơn đăng ký kinh doanh phải được lập theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh donh quy định.


–  Điều lệ công ty


Điều lệ công ty là căn cứ pháp lý để giải quyết các vấn đề pháp sinh trong quá trình thành lập và tồn tại của công ty. Các vấn đề liên quan đến cơ cấu tổ chức công ty, quyền lợi và nghĩa vụ của thành viên công ty hoặc cổ đông, thủ tục và trình tự huy động vốn cổ phần, nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ… được quy định rõ ràng trong điều lệ công ty.


–   Danh sách thành viên hoặc cổ đông sáng lập


Trong hồ sơ xin đăng ký kinh doanh của các công ty phải có danh sách thành viên hoặc cổ đông sáng lập. Đối với công ty cổ phần, danh sách cổ đông sáng lập phải có các nội dung chủ yếu sau đây:


+ Tên, địa chỉ của cổ đông sáng lập


+ Số lượng cổ phần, loại cổ phần, loại tài sản, số lượng tài sản, giá trị còn lại của từng loại tài sản góp vốn cổ phần, thời hạn góp vốn cổ phần của từng cổ đông


+ Họ tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc của tất cả cổ đông sáng lập của công ty


Công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu có đủ các điều kiên sau đây:


+ Ngành nghề kinh doanh không thuộc đối tượng cấm kinh doanh


+ Tên của công ty được đặt đúng như quy định


+ Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp luật


+ Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định


Công ty có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì công ty được quyền kinh doanh các ngành nghề đó kể từ ngày được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh hoặc có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp

báo cáo thuế trọn gói Bình Thạnh