Theo Thông tư 19/2003/TT-BTC, Việc tăng, gảm vốn điều lệ phải tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành. Trước khi thực hiện điều chỉnh tăng, giảm vốn điều lệ, các công ty cổ phần phải thực hiện quyết toán thuế và kiểm toán Báo cáo tài chính theo quy định hiện hành của Nhà nước và Hội đồng quản trị phải xây dựng phương án điều chỉnh tăng, giảm vốn điều lệ để trình Đại hội đồng cổ đông phê duyệt
a. Các trường hợp tăng vốn điều lệ
Vốn điều lệ của công ty cổ phần được điều chỉnh tăng trong các trường hợp sau:
– Phát hành cổ phiếu mới để huy động thêm vốn theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp cơ cấu lại nợ của công ty theo hình thức chuyển nợ thành vốn góp cổ phần theo thoả thuận giữa công ty và các chủ nợ.
– Chuyển đối trái phiếu đã phát hành thành cổ phần: Việc tăng vốn điều lệ chỉ được thực hiện khi đã đảm bảo đủ các điều kiện để trái phiếu chuyển đổi thành cổ phần theo quy dịnh của pháp luật và phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi.
– Thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu
– Phát hành cổ phiếu mới để thực hiện sáp nhập một bộ phận hoặc toàn bộ doanh nghiệp khác vào công ty.
– Kết chuyển nguồn thặng dư vốn để bổ sung tăng vốn điều lệ.
b. Các trường hợp giảm vốn điệu lệ
Vốn điều lệ của công ty cổ phần được điều chỉnh giảm trong các trường hợp sau:
– Giảm vốn điều lệ khi nhu cầu về vốn của công ty giảm do công ty thay đổi ngành nghề kinh doanh, tổ chức lại với quy mô nhỏ hơn trước hoặc bị buộc phải huỷ bỏ cổ phiếu quỹ.
Việc điều chỉnh giảm vốn điều lệ và thanh toán tiền cho các cổ đông thực hiện theo các hình thức sau:
+ Công ty mua và huỷ bỏ một số lượng cổ phiếu quỹ có mệnh giá tương ứng với số vốn dự kiến được điều chỉnh giảm theo phương án được Đại hội đồng cổ đông biểu quyết thông qua hoặc huỷ bỏ số lượng cổ phiếu quỹ buộc phải huỷ. Theo hình thức này thì công ty không phải trả lại tiền cho các cổ đông.
+ Công ty thu hồi và huỷ bỏ một số cổ phiếu của các cổ đông với tổng mệnh giá tương ứng với số vốn điều lệ giảm. Theo hình thức này thì :
* Mỗi cổ đông trong công ty bị thu hồi một số lượng cổ phần theo tỷ lệ giữa số vốn dự kiến được điều chỉnh giảm với tổng mức vốn điều lệ của công ty tại thời điểm trước khi điều chỉnh.
+. Hình thức kết hợp:
Căn cứ vào tình hình cụ thể, công ty cổ phần có thể kết hợp áp dụng các hình thức nêu trên để thực hiện điều chỉnh giảm vốn điều lệ.
– Giảm vốn điều lệ khi công ty kinh doanh thua lỗ 3 năm liên tiếp và có số lỗ luỹ kế bằng 50% vốn của các cổ đông trở lên nhưng chưa mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Trong trường hợp này, cả 3 hình thức điều chỉnh giảm vốn điều lệ đều không phải thanh toán lại tiền cho cổ đông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét