Kế toán thanh lý, nhượng bán TSCĐ trong NHTM - Kiến thức về kế toán cho doanh nghiệp - Dịch vụ kế toán TPHCM - Bình Thạnh

Latest

Kế toán Bình Thạnh chuyên cung cấp các dịch vụ uy tín, chất lượng với mức giá cạnh tranh như: Dịch vụ báo cáo tài chính, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ kế toán trưởng, dịch vụ đào tạo kế toán, dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, thành lập doanh nghiệp, dịch vụ hoàn thuế. Chúng tôi sẽ giúp hỗ trợ các doanh nghiệp có thể phát triển một cách dễ dàng và nhanh chóng. Sử dụng dịch vụ của chúng tôi sẽ đảm bảo cho việc hoạt động của công ty được hiệu quả

BANNER 728X90

Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018

Kế toán thanh lý, nhượng bán TSCĐ trong NHTM


TSCĐ được ghi giảm do thanh lý, nhượng bán và là những TSCĐ không cần sử dụng hoặc không phát huy hiệu quả kinh tế; những TSCĐ kém chất lượng, lạc hậu, hư hỏng không đáp ứng được nhu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng.


Khi thanh lý, nhượng bán TSCĐ, chi nhánh ngân hàng phải phải lập hội đồng đánh giá thực trạng của TSCĐ thanh lý, nhượng bán; xác định giá trị thu hồi do bán tài sản và các chi phí cần thiết. Chi nhánh lập báo cáo gửi về hội sở và chỉ tiến hành thanh lý, nhượng bán tài sản khi đã được hội sở duyệt và thông báo bằng văn bản.


Lãi hay lỗ phát sinh do thanh lý, nhượng bán TSCĐ được xác định bằng số chênh lệch giữa thu nhập với chi phí thanh lý, nhượng bán cộng với giá trị còn lại của TSCĐ. Số lãi, lỗ này được ghi nhận là một khoản thu nhập hay chi phí trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong kỳ.


Khi thanh lý thanh lý, nhượng bán, giám đốc chi nhánh ngân hàng phải tuân thủ quy định của tổng giám đốc và lập biên bản gửi về hội sở. Biên bản cần có đủ các nội dung:


– Thành phần hội đồng

– Nguyên giá của TSCĐ

– Nguồn hình thành tài sản

– Số khấu hao cơ bản đã trích

– Giá trị còn lại

– Lý do thanh lý, nhượng bán

– Giá trị thu hồi khi thanh lý, nhượng bán

– Chi phí thanh lý, nhượng bán


Các khoản khoản thu, chi thanh lý khi thanh lý, nhượng bán được hạch toán theo một trong hai cách sau.


– Trường hợp hạch toán thu chi về thanh lý qua tài khoản phải thu phải trả, sau đó xác định số chênh lệch để chuyển vào thu, chi hoạt động trong kỳ.


Khi phát sinh các khoản chi cho hoạt động thanh lý, nhượng bán:


Nợ: TK các khoản phải thu khác (TK 3619)

Có: TK thích hợp.


Khi phát sinh các khoản thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản:


Nợ: TK thích hợp

Có: TK các khoản phải trả khác (TK 469)


Khi hoàn thành việc thanh lý, nhượng bán, kết chuyển số chênh lệch thu, chi thanh lý, nhượng bán vào thu nhập, chi phí của ngân hàng:


Nếu chệnh lệch chi lớn hơn thu:

Nợ: TK các khoản phải trả khác (TK 469)

Nợ: TK chi phí khác (TK 89) – Số chênh lệch

Có: TK các khoản phải thu khác – (TK 3619)


Nếu chệnh lệch thu lớn hơn chi:


Nợ: TK các khoản phải trả khác (TK 469)

Có: TK các khoản phải thu khác (TK 3619)

Có: TK Thu nhập khác (TK 79)


– Trường hợp hạch toán các khoản thu, chi về thanh lý, nhượng bán trực tiếp vào thu nhập, chi phí:


Đối với các khoản chi thanh lý:


Nợ: TK chi phí khác

Có: TK thích hợp


Đối với các khoản thu thanh lý:


Nợ: TK thích hợp

Có: TK thu nhập khác


Sau khi thanh lý, căn cứ vào biên bản để hạch toán xuất TSCĐ ra khỏi sổ sách kế toán và hạch toán:


Nợ: TK hao mòn TSCĐ

Có: TK TSCĐ


Trường hợp TSCĐ chưa khấu hao hết đã thanh lý hoặc nhượng bán thì giá trị còn lại chưa trích khấu hao khi đã bù đắp từ nguồn thu do thanh lý, nhượng bán sẽ tuỳ theo nguyên nhân và hướng dẫn của ngân hàng chủ quản để xử lý. Nếu lỗi của cá nhân gây ra hư hỏng thì cá nhân phải bồi thường, nếu đơn vị ngân hàng gây ra hư hỏng thì phải bù đắp từ nguồn lợi nhuận được phân phối khi quyết toán để bù đắp. Trường hợp, do xác định thời gian và tỷ lệ khấu hao không hợp lý thì phải trích khấu hao cho đủ, ghi vào chi phí bất thường hoặc chuyển về hội sở chính để xử lý.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp

báo cáo thuế trọn gói Bình Thạnh