Việc đánh giá lại TSCĐ khi có quyết định của Bộ Tài chính hoặc những yếu tố chắc chắn làm tăng, giản giá trị của TSCĐ. Riêng trường hợp giảm giá trị của TSCĐ phải có quyết định của Bộ Tài chính hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Sau khi đánh giá lại, ngân hàng phải điều chỉnh lại thời gian khấu hao, mức và tỷ lệ khấu hao cho năm hiện hành và các năm tiếp sau.
1. Trường hợp điều chỉnh tăng nguyên giá của TSCĐ
– Tại chi nhánh, căn cứ vào bảng kê và chứng từ để hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ:
Nợ: TK TSCĐ – Giá trị tăng thêm theo nguyên giá
Có: TK Thanh toán nội bộ
Đồng thời lập bảng kê trích bổ sung số đã trích khấu hao trong năm hiện hành:
Nợ: TK chi khấu hao TSCĐ
Có: TK hao mòn TSCĐ – Số khấu hao trích thêm
– Tại hội sở khi nhận được chuyển tiền của chi nhánh về tăng nguyên giá TSCĐ sẽ hạch toán tăng số vốn đầu tư XDCB và mua sắm TSCĐ:
Nợ: TK TT nội bộ
Có: TK vốn đầu tư XDCB mua sắm TSCĐ (TK 602)
Và lập chứng từ thanh toán với NSNN số tiền trích khấu hao tăng thêm tính trên số tài sản hình thành từ nguồn vốn ngân sách.
Nợ: TK vốn đầu tư XDCB mua sắm TSCĐ (TK 602)
Có: TK thích hợp
2. Trường hợp điều chỉnh giảm nguyên giá của TSCĐ
– Tại chi nhánh, căn cứ vào bảng kê và chứng từ để hạch toán giảm nguyên giá TSCĐ.
Nợ: TK Thanh toán nội bộ
Có: TK TSCĐ – Giá trị nguyên giá giảm
Đồng thời lập bảng kê điều chỉnh giảm số đã trích khấu hao trong năm hiện hành:
Nợ: TK hao mòn TSCĐ
Có: TK chi khấu hao TSCĐ – Số khấu hao giảm bớt
– Tại hội sở khi nhận được chuyển tiền của chi nhánh về giảm nguyên giá TSCĐ sẽ hạch toán tăng số vốn đầu tư XDCB và mua sắm TSCĐ:
Nợ: TK vốn đầu tư XDCB mua sắm TSCĐ (TK 602)
Có: TK Thanh toán nội bộ
Và lập chứng từ đề nghị NSNN thanh toán số tiền trích khấu hao giảm bớt tính trên số tài sản hình thành từ nguồn vốn ngân sách.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét