Giao kết hợp đồng thương mại - Kiến thức về kế toán cho doanh nghiệp - Dịch vụ kế toán TPHCM - Bình Thạnh

Latest

Kế toán Bình Thạnh chuyên cung cấp các dịch vụ uy tín, chất lượng với mức giá cạnh tranh như: Dịch vụ báo cáo tài chính, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ kế toán trưởng, dịch vụ đào tạo kế toán, dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, thành lập doanh nghiệp, dịch vụ hoàn thuế. Chúng tôi sẽ giúp hỗ trợ các doanh nghiệp có thể phát triển một cách dễ dàng và nhanh chóng. Sử dụng dịch vụ của chúng tôi sẽ đảm bảo cho việc hoạt động của công ty được hiệu quả

BANNER 728X90

Thứ Ba, 23 tháng 1, 2018

Giao kết hợp đồng thương mại


Hợp đồng được giao kết bằng việc chấp nhận một đề nghị hoặc bằng thái độ thể hiện đầy đủ sự thống nhất ý chí của các bên.


1.1.           Đại diện kí kết hợp đồng thương mại

  • ØLuật thương mại 2005 không quy định vấn đề này, vì vậy áp dụng theo quy định của BLDS 2005
  • ØTheo quy định của BLDS 2005, thẩm quyền kí kết trong hợp đồng dân sự là Người đại diện theo pháp luật và Người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện theo pháp luật là người được chọn đứng đầu tổ chức (tùy từng loại tổ chức, người đứng đầu tổ chức là người giữ một chức vụ cụ thể trong tổ chức hoặc người được tổ chức lựa chọn và ghi trong điều lệ của tổ chức). Người đại diện theo ủy quyền là người được Người đại diện theo pháp luật ủy quyền bằng văn bản.

Việc ủy quyền có thể thực hiện bằng hình thức do các bên thỏa thuận trừ trường hợp pháp luật quy định bằng hình thức văn bản. Người được ủy quyền được ủy quyền lại cho người thứ ba nếu được Người ủy quyền đồng ý. (Đ. 583 BLDS)


Đối với giao dịch vượt phạm vi ủy quyền, Người ủy quyền không chịu trách nhiệm trừ trường hợp Người ủy quyền đồng ý biết mà không phản đối (Đ. 146 BLDS)


1.2.           Thời điểm giao kết hợp đồng thương mại


Giao kết hợp đồng là một vấn đề quan trọng trong pháp luật hợp đồng bởi nó giúp ta xác định được khi nào hợp đồng được xác lập. Ngoài một số quy định cụ thể về thời điểm giao kết hợp đồng trong 1 số loại hợp đồng thương mại cụ thể sẽ được nói ở phần sau thì các hợp đồng thương mại cũng tuân theo những quy định của BLDS 2005 về vấn đề thời điểm giao kết hợp đồng.


Theo điều 403 và 404 BLDS, thời điểm giao kết hợp đồng dân sự  được xác định như sau:

  • ØHợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết.
  • ØHợp đồng cũng được xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết.
  • ØThời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.
  • ØThời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.

1.2.1.     Đề nghị và trách nhiệm của bên đề nghị.


Một đề nghị phải bày tỏ rõ ý định muốn giao kết hợp đồng, phải có nội dung xác định và được gửi tới những đối tác đã được xác định cụ thể (khoản 1 Điều 390 BLDS). Đề nghị ấy có thể là một lời nói, một hành vi, một đơn đặt hàng bằng văn bản hay được thể hiện dưới các hình thức khác. Nếu đáp ứng các điều kiện kể trên, người đưa ra đề nghị phải có trách nhiệm với lời đề nghị của mình. Trách nhiệm ấy thể hiện ở chỗ: nếu người được đề nghị chấp nhận, hợp đồng sẽ được xác lập, bên đề nghị buộc phải thực hiện hợp đồng mà không thể chối từ, nếu cố ý vi phạm sẽ phải chịu các chế tài bất lợi như chịu phạt tiền, đền bù thiệt hại mà pháp luật quy định.


1.2.2.     Rút lại, thay đổi, chấm dứt đề nghị.


Bên đề nghị tuy có trách nhiệm với đề xuất của mình, song trách nhiệm đó có những giới hạn nhất định. Giới hạn đó thể hiện ở những điểm sau:

  • ØĐơn phương hủy bỏ đề nghị: Nếu bên đề nghị đã thông báo rõ cho đối tác của mình biết rằng lời đề nghị của mình có thể bị hủy ngang, thì có thể thực hiện quyền ấy trước khi đối tác đã có hành vi chấp nhận (k.1 Đ.393 BLDS).
  • ØThay đổi, rút lại đề nghị: Trước hoặc cùng thời điểm đối tác nhận được đề nghị, bên đã đưa ra đề xuất có quyền thay đổi hoặc rút lại đề nghị. Quyền ấy cũng có thể thực hiện nếu bên đề nghị đã nêu rõ các điều kiện có thể thay đổi hoặc rút lại đề nghị ( k.1 Đ.292 BLDS). Khi thay đổi, bên đề xuất được coi như đã đưa ra một đề nghị giao kết hợp đồng mới.
  • ØChấm dứt đề nghị: Đối tác sau khi nhận được một đề nghị có thể chấp nhận, im lặng, từ chối hoặc đưa ra những điều kiện sửa đổi, bổ sung.
  • ØIm lặng sau khi được đề nghị: Chấp nhận là hành vi trả lời của bên được đề nghị đối với bên đã đưa ra lời đề xuất, sự im lặng hoặc không hành động về nguyên tắc không thể được xem là hành vi chấp nhận. Tuy nhiên nếu từ thói quen kinh doanh giữa các đối tác hoặc hoặc họ thỏa thuận cụ thể rằng im lặng nghĩa là đồng ý, trong những trường hợp đặc biệt ấy, có thể suy diễn đồng nghĩa với sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng ( k.2 Đ.404 BLDS).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp

báo cáo thuế trọn gói Bình Thạnh