* Lựa chọn sản lượng của doanh nghiệp trong ngắn hạn nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
Điều kiện cần: Trên một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp phải lựa chọn sản lượng sao cho tại đơn vị sản lượng cuối cùng, chi phí biên bằng với mức giá: MC = P. Đây là điều kiện chung áp dụng cho cả ngắn hạn lẫn dài hạn.
Thật vậy, theo nguyên tắc tổng quát về sự lựa chọn sản lượng của một doanh nghiệp nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, mức sản lượng tối ưu phải là mức sản lượng mà tại đơn vị sản lượng cuối cùng, chi phí biên phải bằng doanh thu biên: MC = MR. Tuy nhiên, đối với một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo, doanh thu biên MR luôn luôn bằng mức giá P. Vì thế, điều kiện MC = MR trở thành điều kiện MC = P.
Hãy xem xét điều kiện trên qua hình 5.2. Tại mức giá thị trường P1 mà doanh nghiệp phải chấp nhận, doanh nghiệp phải đối diện với một đường cầu nằm ngang D. Sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp phải tương ứng với giao điểm của đường chi phí biên MC với đường cầu D, nơi mà điều kiện MC = P (trong trường hợp này P = P1) được thỏa mãn. Tuy nhiên, với một đường chi phí biên MC hình chữ U, đường chi phí biên có thể cắt đường cầu nằm ngang tại hai điểm, tương ứng với hai mức sản lượng q1 và q2 như trên hình 5.2. Phải chăng cả hai mức sản lượng này đều đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp?
Tại sản lượng q1, đường MCđang có xu hướng đi xuống. Với những mức sản lượng q lân cận và nhỏ hơn q1, đường MC nằm phía trên đường cầu D, có nghĩa là chi phí biên đang lớn hơn doanh thu biên hay mức giá. Lúc này, như ta đã biết, càng tăng sản lượng thì tổng lợi nhuận càng giảm. Khi sản lượng lân cận và lớn hơn q1, đường MC lại nằm phía dưới đường cầu D, nên tương ứng với những mức sản lượng này, chi phí biên lại nhỏ hơn doanh thu biên. Khi đó, nếu tiếp tục tăng sản lượng sẽ làm cho tổng lợi nhuận tăng. Như vậy, tại sản lượng q1, tổng lợi nhuận là tối thiểu chứ không phải là tối đa.
Ngược lại, nếu xét những điểm sản lượng lân cận với sản lượng q2, nơi mà đường cầu D cắt đường MCở phần đang đi lên, ta có: thứ nhất, tương ứng với các mức sản lượng còn nhỏ hơn q2, chi phí biên còn nhỏ hơn doanh thu biên hay mức giá. Vì vậy, nếu tăng sản lượng, tổng lợi nhuận sẽ tăng. Khi sản lượng lớn hơn q2, chi phí biên lại vượt quá doanh thu biên. Lúc đó, nếu tăng sản lượng thì tổng lợi nhuận sẽ giảm. Như thế, tại sản lượng q2, lợi nhuận sẽđạt giá trị lớn nhất. Nói cách khác, điều kiện cần để tối đa hóa lợi nhuận đối với một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là nó phải lựa chọn sản lượng tương ứng với giao điểm của đường cầu mà nó đối diện và phần đường chi phí biên đang đi lên.
Điều kiện bổ sung: Về ngắn hạn, doanh nghiệp chỉ sản xuất (với mức sản lượng tương tự như sản lượng q2 nói ở trên; giờđây, để cho tiện ta đặt tên cho mức sản lượng này là q*) nếu như mức giá thị trường lớn hơn hoặc bằng mức chi phí biến đổi bình quân tối thiểu. Trong trường hợp ngược lại, doanh nghiệp sẽ tạm thời đóng cửa, không sản xuất gì.
Giả sử, trong ngắn hạn, mức giá thị trường Pđang lớn hơn hoặc bằng mức chi phí biến đổi bình quân tối thiểu (P≥AVCmin). Tại mức sản lượng q*, ta có MC(q*) = P. Do đó, MC(q*) ≥AVCmin, tức là đường chi phí biên MCđang nằm ở phía trên đường chi phí biến đổi bình quân AVC (điều này được suy ra từ mối quan hệ giữa đường MC và đường AVC mà chúng ta đã biết). Vì vậy, mức chi phí biên tại sản lượng q* (bằng mức giá P) chắc chắn sẽ lớn hơn mức chi phí biến đổi bình quân tương ứng. Nghĩa là điều kiện bổ sung tổng quát (P≥AVC) được thỏa mãn hay doanh nghiệp có thể sản xuất được ở mức sản lượng này. Trái lại, nếu mức giá thị trường P nhỏ hơn AVC tối thiểu (P<AVCmin), tại mức sản lượng q*, chi phí biên cũng sẽ nhỏ hơn chi phí biến đổi bình quân tối thiểu: MC(q*) = P<AVCmin. Điều đó có nghĩa là lúc này đường chi phí biên đang nằm dưới đường chi phí biến đổi bình quân. Vì thế, chi phí biên tại sản lượng q* (cũng chính bằng mức giá) phải nhỏ hơn chi phí biến đổi bình quân tương ứng (MC(q*) = P<AVC(q*)). Do P<AVC, doanh nghiệp phải đóng cửa.
* Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp
Chúng ta hãy áp dụng mô hình lựa chọn sản lượng nhằm tối đa hóa lợi nhuận nói trên để xem xét cách thức một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo phản ứng ra sao khi giá thị trường thay đổi.
Ta hãy xuất phát từ một mức giá thị trường P1 tương đối thấp. Giả sử mức giá này nhỏ hơn mức chi phí biến đổi bình quân tối thiểu. Nhưđiều kiện bổ sung chúng ta vừa đề cập, lúc này doanh nghiệp cần đóng cửa. Trong điều kiện giá thấp như vậy, doanh nghiệp không sản xuất.
Doanh nghiệp chỉ bắt đầu sản xuất khi mức giá thị trường tăng lên ít nhất đạt mức P2 = AVCmin. Tại mức giá này, doanh nghiệp có thể sản xuất với sản lượng q2, nơi mà MC(q2) = P2, tương ứng với điểm A trên đồ thị(điểm A là điểm mà đường MC cắt đường AVC chính tại mức AVCmin). Thật ra, nếu sản xuất với sản lượng q2, vì mức giá bằng chính mức AVC tương ứng nên tổng doanh thu của doanh nghiệp mới vừa đủ bù đắp các chi phí biến đổi. Doanh nghiệp vẫn phải gánh chịu khoản lỗ tương đương với mức chi phí cốđịnh giống như khi nó còn đóng cửa. Tuy nhiên, giờđây, việc đóng cửa không còn lợi hơn so với sản xuất. Vì thế, mức giá P2 là ngưỡng tối thiểu để một doanh nghiệp đã tham gia thị trường bắt đầu có thể sản xuất được.
Khi giá thị trường tăng lên đến mức P3 lớn hơn mức giá P2 (= AVCmin) song vẫn nhỏ hơn mức chi phí bình quân tối thiểu ATCmin, sản lượng tối ưu theo quy tắc MC = P là q3, tương ứng với điểm B trên đường MC. Tại sản lượng này, do P3 còn nhỏ hơn ATCmin, nên P3 cũng nhỏ hơn
ATC(q3). Tuy sản xuất song doanh nghiệp vẫn bị thua lỗ. Chỉ có điều mức thua lỗ giờđây thấp hơn mức chi phí cốđịnh, vì P3>AVC(q3) nên sản lượng q3 vẫn là mức sản lượng mà doanh nghiệp lựa chọn.
Nếu giá thị trường tiếp tục tăng lên thành P4, bằng chính với mức ATCmin, sản lượng tối ưu tương ứng của doanh nghiệp sẽ là q4 (ứng với điểm C vừa nằm trên đường MC, vừa nằm trên đường ATC tại điểm ATCmin). Tại mức sản lượng này, lợi nhuận kinh tế của doanh nghiệp bằng 0 (tức doanh nghiệp hòa vốn).
Nếu những biến động trên thị trường tiếp tục đẩy giá lên cao hơn, (thành P5 lớn hơn ATCmin chẳng hạn), thì sản lượng tối ưu khi này là q5 (tương ứng với điểm E trên đường MC). Trong trường hợp này, doanh nghiệp thu được lợi nhuận kinh tế dương vì P5>ATC(q5). (Khi P>ATC thì TR>TC).
Tóm lại, khi giá thị trường quá thấp, doanh nghiệp sẽđóng cửa, không sản xuất. Mức giá P2 là ngưỡng giá cả tối thiểu để doanh nghiệp sản xuất. Tương ứng với các mức giá P2, P3, P4, P5, các mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận mà doanh nghiệp sẵn sàng cung ứng lần lượt là q2, q3, q4, q5. Các điểm A, B, C, E một mặt, đều nằm trên đường chi phí biên, mặt khác, cho chúng ta biết các mức sản lượng mà doanh nghiệp sẵn sàng cung ứng tương ứng với các mức giá thị trường khác nhau. Theo định nghĩa, đó cũng chính là những điểm nằm trên đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp.
Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp là một phần của đường chi phí biên ngắn hạn, bắt đầu từđiểm A (tức tại đó AVCmin) trở lên. Do đây là phần đường MCđang đi lên nên đường cung này là một đường dốc lên, thể hiện việc gia tăng sản lượng của doanh nghiệp nhằm đáp ứng với sự lên giá hàng hóa trên thị trường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét