Xử lý và hạch toán trong hệ thống thanh toán điện tử Liên Ngân hàng - Kiến thức về kế toán cho doanh nghiệp - Dịch vụ kế toán TPHCM - Bình Thạnh

Latest

Kế toán Bình Thạnh chuyên cung cấp các dịch vụ uy tín, chất lượng với mức giá cạnh tranh như: Dịch vụ báo cáo tài chính, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ kế toán trưởng, dịch vụ đào tạo kế toán, dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, thành lập doanh nghiệp, dịch vụ hoàn thuế. Chúng tôi sẽ giúp hỗ trợ các doanh nghiệp có thể phát triển một cách dễ dàng và nhanh chóng. Sử dụng dịch vụ của chúng tôi sẽ đảm bảo cho việc hoạt động của công ty được hiệu quả

BANNER 728X90

Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018

Xử lý và hạch toán trong hệ thống thanh toán điện tử Liên Ngân hàng


1. Kế toán các lệnh thanh toán giá trị cao và khẩn


1.1 Tại các đơn vị thành viên:


– Khi chuyển lệnh thanh toán đi: Việc khởi tạo lệnh thanh toán từ chứng từ giấy hoặc từ chứng từ điện tử phải tuân thủ các nguyên tắc chung về phân quyền hạn và trách nhiệm xử lý, kiểm tra, kiểm soát giữa các phần hành nghiệp vụ và cá nhân có liên quan đến khoản chuyển tiền đi sao cho tất cả các khâu công việc phải có tính độc lập với nhau và phải có người thực hiện, người kiểm soát. Về cơ bản, quy trình khởi tạo lệnh thanh toán cũng giống như quy trình khởi tạo một lệnh chuyển tiền điện tử liên hàng đã nêu ở phần trên. Tuy nhiên, TTĐTLNH là việc thanh toán giữa các pháp nhân với nhau do vậy, lệnh thanh toán phải có chữ ký điện tử của chủ tài khoản hoặc người được uỷ quyền thì mới có giá trị thực hiện. Điều này, bắt buộc trên lệnh thanh toán, ngoài chữ ký của người lập, người kiểm soát, còn phải có thêm chữ ký điện tử của chủ tài khoản hoặc người được uỷ quyền. Về hạch toán:


+ Lệnh thanh toán Có, ghi:


Nợ: TK thích hợp (tiền gửi của khách hàng…)

Có: TK thu hộ chi hộ (TK chi tiết thanh toán với Hội sở chính)


+ Lệnh thanh toán Nợ, ghi:


Nợ: TK thu hộ chi hộ (TK chi tiết thanh toán với Hội sở chính)

Có: TK chờ thanh toán khác


Chỉ khi nhận được Thông báo chấp nhận chuyển Nợ của đơn vị nhận, đơn vị khởi tạo mới trả tiền (ghi Có) cho khách hàng.


– Khi nhận lệnh thanh toán đến:


+ Lệnh thanh toán Có:


Nợ TK thu hộ, chi hộ (TK chi tiết thanh toán với Hội sở chính)

Có: TK thích hợp


+ Lệnh thanh toán Nợ:


Nợ: TK thích hợp

Có: TK thu hộ, chi hộ (TK chi tiết thanh toán với Hội sở chính)


1.2 Tại Trung ương (Sở Giao dịch NHNN và Hội sở chính của đơn vị thành viên):


a. Tại Sở Giao dịch NHNN:


Nhận được các lệnh thanh toán giá trị cao và khẩn của Hội sở chính và của các đơn vị thành viên, Sở Giao dịch NHNN hạch toán:


– Đối với lệnh thanh toán Có:


Nợ: TK tiền gửi thanh toán của NHTV bên gửi lệnh

Có: TK tiền gửi thanh toán của NHTV bên nhận lệnh


– Đối với lệnh thanh toán Nợ thì hạch toán ngược lại


b. Tại Hội sở chính của đơn vị thành viên:


– Bên gửi lệnh thanh toán:


+ Đối với lệnh thanh toán Có đi:


Nợ: TK thu hộ, chi hộ (tài khoản chi tiết của đơn vị trực thuộc)

Có: TK tiền gửi thanh toán tại NHNN


+ Đối với các lệnh thanh toán Nợ đi thì hạch toán ngược lại với bút toán trên.


– Bên nhận lệnh thanh toán:


+ Đối với lệnh thanh toán Có đến:


Nợ: TK tiền gửi thanh toán tại NHNN

Có: TK khách hàng thích hợp: nếu tổ chức, cá nhân thụ hưởng chuyển tiền có mở tài khoản tại Hội sở chính

hoặc Có: TK thu hộ, chi hộ (tài khoản chi tiết mở cho từng đơn vị trực thuộc): nếu tổ chức, cá nhân thụ hưởng mở tài khoản tại chi nhánh trực thuộc


+ Đối với các lệnh thanh toán Nợ đến thì hạch toán ngược lại với bút toán trên.


2. Kế toán các lệnh thanh toán giá trị thấp và kết quả sau khi xử lý bù trừ trên địa bàn:


2.1 Tại các đơn vị thành viên:


– Khi gửi các lệnh thanh toán đi để thanh toán bù trừ trên địa bàn Tỉnh, hạch toán:


+ Đối với các lệnh thanh toán Có:


Nợ: TK thích hợp (tiền gửi của khách hàng…)

Có: TK Thanh toán bù trừ


+ Đối với các lệnh thanh toán Nợ:


Nợ: TK Thanh toán bù trừ

Có: TK thích hợp (tiền gửi của khách hàng…)


– Đối với các lệnh thanh toán nhận được từ TTBT trên địa bàn Tỉnh, hạch toán:


+ Lệnh thanh toán Có:


Nợ: TK Thanh toán bù trừ

Có: TK thích hợp


+ Lệnh thanh toán Nợ


Nợ: TK thích hợp

Có: TK Thanh toán bù trừ


– Đối với kết quả TTBT do Trung tâm xử lý Tỉnh chuyển tới, hạch toán:


+ Nếu kết quả là được thu về (phải thu):


Nợ: TK thu hộ, chi hộ (TK chi tiết thanh toán với Hội sở chính)

Có: TK Thanh toán bù trừ


+ Nếu kết quả là phải trả:


Nợ: TK Thanh toán bù trừ

Có: TK thu hộ, chi hộ (TK chi tiết thanh toán với Hội sở chính)


Cuối ngày, tài khoản Thanh toán bù trừ phải hết số dư.


2.2. Tại Trung ương (Hội sở chính của đơn vị thành viên và Sở Giao dịch NHNN):


a. Tại Hội sở chính của đơn vị thành viên:


– Đối với các lệnh thanh toán và kết quả TTBT của bản thân Hội sở chính khi trực tiếp tham gia thanh toán bù trừ tại Trung ương do Sở Giao dịch NHNN tổ chức:


+ Khi gửi lệnh thanh toán đi cũng như khi nhận lệnh thanh toán đến, Hội sở chính cũng hạch toán giống như đối với đơn vị thành viên đã nêu trên.


+ Khi nhận được kết quả TTBT do SGD-NHNN gửi thì xử lý hạch toán:


Nếu kết quả là được thu về (phải thu):


Nợ: TK tiền gửi tại NHNN

Có: TK Thanh toán bù trừ


Nếu kết quả là phải trả:


Nợ: TK Thanh toán bù trừ

Có: TK tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước


– Đối với kết quả TTBT từ các Trung tâm xử lý tỉnh thì xử lý và hạch toán :


+ Trên cơ sở Bảng kê chi tiết kết quả TTBT do SGD-NHNN gửi đến, căn cứ tổng số chênh lệch phải thu hoặc phải trả, để hạch toán vào TK tiền gửi tại NHNN đối ứng với TK Thanh toán bù trừ .


+ Sau đó, lại căn cứ vào kết quả chi tiết trên Bảng kê kết quả TTBT do SGD-NHNN gửi đến để hạch toán vào TK Thanh toán bù trừ đối ứng với TK thu hộ, chi hộ (theo tiểu khoản các đơn vị thành viên trực thuộc).


b. Tại Sở Giao dịch NHNN (Trung tâm thanh toán quốc gia): Khi nhận được kết quả TTBT từ các Trung tâm xử lý tỉnh chuyển lên, Trung tâm thanh toán quốc gia phải xử lý bù trừ, lập Bảng kê chi tiết kết quả TTBT ở các Trung tâm xử lý tỉnh, rút ra số chênh lệch phải thu hoặc phải trả để gửi cho Hội sở chính của thành viên và hạch toán:


– Đối với các thành viên phải trả:


Nợ: TK tiền gửi thanh toán của thành viên phải trả

Có: TK Thanh toán bù trừ


– Đối với các thành viên được thu:


Nợ: TK Thanh toán bù trừ

Có: TK tiền gửi thanh toán của thành viên được thu.


– Đối với các khoản chênh lệch của bản thân các Trung tâm xử lý hoặc của ngân hàng chưa tham gia hệ thống, Sở giao dịch NHNN lập lệnh chuyển có hoặc lệnh chuyển nợ về các Trung tâm xử lý tỉnh để thanh toán các khoản chênh lệch, hạch toán như sau:


– Đối với các chênh lệch phải thu (căn cứ vào lệnh chuyển Nợ):


Nợ: TK Chuyển tiền đi / Liên hàng đi

Có: TK Thanh toán bù trừ


– Đối với các thành viên được trả (căn cứ vào lệnh chuyển Có):

Nợ: TK Thanh toán bù trừ

Có: TK Chuyển tiền đi/ liên hàng đi.


Sau khi hạch toán xong, tài khoản Thanh toán bù trừ phải hết số dư


2.3. Xử lý hạch toán đối với các khoản thanh toán giá trị thấp của bản thân các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước (trung tâm xử lý tỉnh) khi đóng vai trò là một đơn vị thành viên hoặc của các ngân hàng chưa tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng:


– Việc xử lý, hạch toán các lệnh thanh toán giá trị thấp và kết quả TTBT của bản thân trung tâm xử lý tỉnh hoặc của các ngân hàng chưa tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng khi trực tiếp tham gia thanh toán bù trừ tại tỉnh cũng hạch toán giống như thanh toán bù trừ giấy.


– Tại trung tâm xử lý tỉnh (khi đóng vai trò là ngân hàng chủ trì) căn cứ vào kết quả TTBT do mình xử lý sẽ chỉ hạch toán kết quả thanh toán giá trị thấp đối với các khoản thanh toán của bản thân mình và của các ngân hàng chưa tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, cụ thể như sau:


Nếu kết quả là phải thu:


Nợ: Tài khoản thanh toán bù trừ

Có: Tài khoản tiền gửi/ Thích hợp.


Nếu kết quả là phải trả (kết quả của trung tâm xử lý tỉnh)


Nợ: Tài khoản tiền gửi/ Thích hợp

Có: Tài khoản thanh toán bù trừ.


Các Trung tâm xử lý tỉnh sẽ tất toán tài khoản thanh toán bù trừ này khi nhận được lệnh chuyển có hoặc chuyển Nợ từ sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp

báo cáo thuế trọn gói Bình Thạnh