Thông tin cần công bố trong BCTC ngân hàng - Kiến thức về kế toán cho doanh nghiệp - Dịch vụ kế toán TPHCM - Bình Thạnh

Latest

Kế toán Bình Thạnh chuyên cung cấp các dịch vụ uy tín, chất lượng với mức giá cạnh tranh như: Dịch vụ báo cáo tài chính, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ kế toán trưởng, dịch vụ đào tạo kế toán, dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, thành lập doanh nghiệp, dịch vụ hoàn thuế. Chúng tôi sẽ giúp hỗ trợ các doanh nghiệp có thể phát triển một cách dễ dàng và nhanh chóng. Sử dụng dịch vụ của chúng tôi sẽ đảm bảo cho việc hoạt động của công ty được hiệu quả

BANNER 728X90

Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018

Thông tin cần công bố trong BCTC ngân hàng


1. Về chế độ kế toán


Các ngân hàng sử dụng các phương pháp khác nhau để ghi nhận và đo lường các khoản mục trên báo cáo tài chính của họ. Sự hòa hợp các phương pháp là điều mong muốn, nhưng thực tế vấn đề có thể được xử lý khác nhau ở mỗi đơn vị ngân hàng. Các chính sách kế toán áp dụng có thể ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu trên BCTC, ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh kỳ kế toán. Đơn vị ngân hàng cần phải công bố các chính sách kế toán để người sử dụng thông tin có thể hiểu cơ sở soạn lập các báo cáo của ngân hàng. Các chính sách kế toán liên quan tới các chỉ tiêu dưới đây cần thiết được công bố:


– Phương pháp ghi nhận các loại doanh thu chủ yếu


– Cơ sở xác định giá trị các khoản đầu tư và giao dịch chứng khoán


– Cơ sở phân loại các nghiệp vụ kinh tế được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán và các nghiệp vụ kinh tế làm phát sinh các khoản cam kết và công nợ chưa xác định (giao dịch ngoại bảng).


– Cơ sở xác định lỗ từ các khoản cho vay và tạm ứng và và cơ sở để xoá các khoản cho vay và tạm ứng không thể thu hồi được


– Cơ sở xác định các khoản dự phòng cho các rủi ro chung của NH và phương pháp hạch toán kế toán các khoản dự phòng đó.


2. Về bảng cân đối kế toán


– Bảng cân đối kế toán cần tập hợp các tài sản và nợ theo tính chất và liệt kê các khoản này theo thứ tự phản ánh tính thanh khoản. Các khoản mục lưu động và không lưu động không được trình bày riêng rẽ bởi vì hầu hết các tài sản và công nợ của ngân hàng có thể được thực hiện và thanh toán trong tương lai gần.


– Các khoản tài sản và công nợ chỉ được phép bù trừ khi:


+ Có một quyền hợp pháp cho phép việc bù trừ tồn tại


+ Việc bù trừ thể hiện dự tính cho việc ghi nhận tài sản hay thanh toán công nợ.


– NH cần công bố giá trị thị trường của chứng khoán giao dịch và chứng khoán đầu tư khả mại nếu khác với giá trị sổ sách.

Sự phân biệt chứng khoán giao dịch và chứng khoán đầu tư và các khoản đầu tư khác (ví dụ, góp vốn liên doanh…) là rất quan trọng. Chứng khoán giao dịch là chứng khoán có thể bán trên thị trường, được mua và lưu giữ với ý định bán lại trong thời gian ngắn. Chứng khoán đầu tư được mua và lưu giữ nhằm mục đích sinh lợi cao và thường được lưu giữ cho đến khi đáo hạn. Theo chuẩn mực kế toán quốc tế và chế độ kế toán hiện nay, nguyên tắc kế toán trong việc ghi nhận giá trị của chứng khoán sau lần ghi nhận lần đầu và xử lý chênh lệch giữa giá trị ghi sổ kế toán với giá thị trường của chứng khoán ở những nhóm khác nhau là khác nhau.


– Các khoản mục quan trọng trên bảng cân đối tài sản của NH, ngoài những thông tin cần trình bày theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán khác, những thông tin trên Bảng cân đối kế toán và các thuyết minh các BCTC phải bao gồm nhưng không giới hạn, cho các tài sản và công nợ sau:


+ Đối với tài sản:


. Tiền và các số dư tài khoản tại NH Trung ương.

. Trái phiếu CP và các trái phiếu hợp lệ khác cho việc chiết khấu với NHTW

. Chứng khoán CP và những chứng khoán khác nắm giữ cho mục đích kinh doanh.

. Tiền gửi tại các NH khác, các khoản cho vay và tạm ứng với các NH khác.

. Các khoản tiền gửi trên thị trường tiền tệ khác.

. Các khoản cho vay và tạm ứng cho khách hàng.

. Các chứng khoán đầu tư.


+ Đối với công nợ:


. Tiền gửi từ các NH khác.

. Các khoản tiền gửi từ thị trường tiền tệ khác.

. Chứng chỉ tiền gửi.

. Kỳ phiếu, trái phiếu và các khoản nợ có chứng từ khác.

. Các nguồn vốn vay khác.


Sự phân biệt chi tiết các loại số dư trong quan hệ với NHTƯ, với các ngân hàng khác và các bộ phận khác của thị trường tiền tệ và từ các chủ thể tiền gửi như trên là cần thiết bởi nó cung cấp sự am hiểu về mối quan hệ, sự phụ thuộc của đơn vị ngân hàng với các ngân hàng khác và với thị trường tiền tệ.


3. Về Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD)


– NH trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong đó thu nhập và chi phí được nhóm theo bản chất (thu nhập lãi, chi phí lãi; thu nhập ngoài lãi, chi phí phi lãi…) và trình bày riêng rẽ các khoản thu nhập, chi phí chính để người sử dụng thông tin có thể đánh giá hoạt động của đơn vị ngân hàng.


– Các khoản thu nhập và chi phí không được bù trừ, trừ những khoản có liên quan đến đối trừ rủi ro và các khoản liên quan đến tài sản và công nợ đã được bù trừ. Các khoản lãi, lỗ sau thường được trình bày trên cơ sở thuần:


+ Bán và thay đổi giá trị kết chuyển của chứng khoán giao dịch


+ Bán chứng khoán đầu tư


+ Giao dịch kinh doanh ngoại tệ


– Ban lãnh đạo ngân hàng cần đưa ra nhận xét về các mức lãi suất trung bình, tài sản sinh lãi trung bình và các khoản nợ chịu lãi trung bình trong kỳ.


– Các khoản mục thu nhập, chi phí chính của NH: ngoài những thông tin cần trình bày theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán khác, những thông tin báo cáo KQHĐKD và các thuyết minh các BCTC phải bao gồm nhưng không giới hạn, cho các khoản thu nhập và chi phí sau:


+ Lãi vay và các thu nhập tương tự.

+ Chi phí trả lãi và các khoản chi phí tương tự.

+ Thu nhập từ cổ tức.

+ Thu nhập từ các khoản phí và hoa hồng.

+ Chi phí cho các khoản phí và hoa hồng.

+ Lợi nhuận trừ lỗ phát sinh từ kinh doanh chứng khoán.

+ Lợi nhuận trừ lỗ phát sinh từ đầu tư chứng khoán.

+ Lợi nhuận trừ lỗ phát sinh từ kinh doanh ngoại tệ.

+ Các loại thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác.

+ Lỗ từ các khoản cho vay và các khoản tạm ứng.

+ Các chi phí quản lý chung.

+ Các chi phí hoạt động khác.


4. Về các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn và cam kết (ngoài bảng CĐKT)


Các khoản nghĩa vụ nợ tiềm ẩn và các cam kết các ngân hàng phải trình bày bao gồm:


– Bản chất và giá trị của các cam kết cho vay không thể hủy ngang (bởi vì nếu đơn phương hủy bỏ thì phải chịu các khoản phạt hoặc chi phí);


– Bản chất và giá trị của các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn và các cam kết được trình bày ngoài bảng CĐKT bao gồm các khoản liên quan đến:


+ Các khoản tín dụng gián tiếp như: các khoản bảo lãnh nợ, bảo lãnh thanh toán và thư tín dụng dự phòng;


+ Một số khoản nghĩa vụ nợ tiềm ẩn liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế như bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, các khoản đảm bảo khác…


+ Các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn ngắn hạn phát sinh từ việc giao nhận hàng hóa (ví dụ: Thư tín dụng chứng từ có sử dụng hàng hóa giao nhận làm tài sản đảm bảo).


+ Những thoả thuận bán và mua lại không được ghi nhận trên bảng CĐKT.


+ Lãi vay và các khoản mục liên quan đến tỷ giá: hợp đồng hoán đổi, quyền chọn, và hợp đồng kỳ hạn;


+ Các cam kết khác và cam kết bảo lãnh phát hành giấy tờ có giá khác.


Việc trình bày các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn và cam kết không hủy ngang của các ngân hàng như trên sẽ tạo thuận lợi cho việc đánh giá tính thanh khoản, khả năng trả nợ và khả năng cố hữu của các khoản lỗ tiềm tàng.


5. Về kỳ hạn của tài sản và nợ phải trả


Ngân hàng phải trình bày việc phân tích tài sản và công nợ thành những nhóm thời gian đáo hạn thích hợp dựa trên thời gian còn lại tính từ ngày khóa sổ, lập BCTC đến ngày đáo hạn theo điều khoản hợp đồng.


Việc phân nhóm theo kỳ hạn các tài sản và nợ phải trả cụ thể rất khác nhau giữa các ngân hàng và tùy thuộc vào loại tài sản và nợ phải trả, tuy nhiên, có một số kỳ hạn thường được sử dụng là: dưới 1 tháng; từ 1 đến 3 tháng; Từ 3 tháng đến 1 năm; từ 1 năm đến 5 năm; từ 5 năm trở lên.


Kỳ hạn áp dụng cho việc phân loại tài sản và nợ phải trả đòi hỏi phải nhất quán với nhau. Điều này chỉ ra một cách rõ ràng mức độ phù hợp về kỳ hạn của tài sản, nợ phải trả và sự phụ thuộc của ngân hàng vào các nguồn vốn có thể huy động nhanh.


Các kỳ hạn có thể được thể hiện theo những thời hạn sau:


+ Thời gian còn lại cho đến ngày thanh toán


+ Thời gian gốc cho đến ngày thanh toán


+ Thời gian còn lại cho đến ngày tiếp theo mà tại đó lãi suất có thể thay đổi.


Việc phân tích tài sản và nợ phải trả căn cứ khoảng thời gian còn lại đến ngày đáo hạn sẽ cung cấp cơ sở tốt nhất để đánh giá khả năng thanh khoản của ngân hàng. Việc phân tích tài sản và nợ phải trả căn cứ khoảng thời gian còn lại đến ngày định lại lãi suất sẽ là cơ sở tốt nhất để đánh giá mức độ rủi ro lãi suất của ngân hàng.


6. Về mức độ tập trung của tài sản, nợ phải trả và các khoản mục ngoài bảng CĐKT


Về nguyên tắc, bất kỳ sự tập trung đáng kể của của các khoản mục tài sản, nợ phải trả và khoản mục ngoài bảng CĐKT, Ngân hàng đều phải trình bày trên BCTC và phải được phân theo từng khu vực địa lý, từng nhóm khách hàng, nhóm ngành kinh tế hoặc những sự tập trung khác của rủi ro. Ngoài ra ngân hàng cũng cần trình bày trạng thái ngoại hối thuần lớn.


Việc trình bày theo nguyên tắc trên rất có ích trong việc chỉ ra những rủi ro tiềm tàng có trong giao dịch thanh toán các tài sản và nợ phải trả của ngân hàng. Đồng thời việc trình bày phân theo từng khu vực địa lý, nhóm khách hàng, nhóm ngành kinh tế hoặc với những rủi ro trọng yếu sẽ phản ánh đúng thực trạng của NH.


7. Về các khoản tổn thất cho vay và ứng trước


Khi các khoản cho vay và ứng trước phát sinh rủi ro, phát sinh lỗ tiềm ẩn, cần được trích lập dự phòng để tạo nguồn tài chính bù đắp rủi ro. Khi khoản vay và tạm ứng không thể thu hồi, chúng được xoá sổ, loại ra khỏi BCĐKT và dùng các nguồn vốn có thể khai thác được cùng dự phòng để xử lý, và xác định số lỗ cuối cùng. Trong nhiều trường hợp, nợ khó thu hồi không được xoá sổ vì chưa hoàn thành thủ tục pháp lý quy định. Trong nhiều trường hợp số dự phòng có thể được xác định không tương ứng với mức độ rủi ro tín dụng. Nếu xác định quá thấp đơn vị ngân hàng sẽ không có nguồn vốn để bù đắp rủi ro. Ngược lại, thì thông thường Chính phủ không cho phép đơn vị ngân hàng xác định số dự phòng quá cao so với mức độ rủi ro vì đây là cách dấu bớt thu nhập, tạo dự trữ tài chính ngầm. Hơn nữa, cơ quan quản lý nhà nước rất quan tâm đến chính sách phân loại nợ, cơ sở tính toán số dự phòng rủi ro cần thiết của đơn vị ngân hàng có nhất quán không? Bởi vậy, ngân hàng cần trình bày các vấn đề liên quan đến tổn thất cho vay và ứng trước theo các nội dung sau:


– Nguyên tắc kế toán làm cơ sở cho việc ghi nhận một khoản vay là không thể thu hồi và bị xoá sổ.


– Chi tiết tăng giảm dự phòng cho các khoản lỗ từ cho vay và tạm ứng trong kỳ. Giá trị được ghi nhận là chi phí trong kỳ đối với các khoản cho vay và ứng trước được xoá sổ và số tiền thu hồi các khoản cho vay và ứng trước đã xoá sổ trước đay nay thu hồi được phải được trình bày riêng biệt.


– Số dư luỹ kế của dự phòng cho các khoản lỗ từ cho vay và tạm ứng tính đến ngày lập bảng cân đối.


– Số tổng trong bảng cân đối kế toán cho các khoản cho vay và tạm ứng đã ngừng tính dự thu lãi và cơ sở được sử dụng để xác định giá trị thuần của những khoản cho vay và tạm ứng đó.


8. Về những rủi ro chung trong hoạt động ngân hàng


Thông lệ quốc tế, Chính phủ các nước thường yêu cầu hay cho phép ngân hàng dự phòng một khoản tiền cho rủi ro chung trong hoạt động, bao gồm các khoản lỗ trong tương lai hay những rủi ro không thể đoán trước và các khoản công nợ chưa xác định, ngoài việc dự phòng cho các rủi ro cụ thể đã được xác định. Những khoản trích này có thể dẫn đến công nợ được tính thừa, tài sản tính thiếu hay các khoản trích trước không được công bố. Khi đó, chúng tạo cơ hội làm lệch lạc thu nhập thuần và vốn chủ sở hữu. Do đó ngân hàng cần công bố cách xác định rủi ro chung và nếu có các khoản dự phòng liên quan đến rủi ro chung trong hoạt động ngân hàng phải được trình bày riêng rẽ như quỹ trích từ lợi nhuận chưa phân phối.

Việc giảm của những khoản dự phòng cho rủi ro chung dẫn đến sự tăng lên trong lãi chưa phân phối và không được tính đến trong khi xác định lãi, lỗ thuần của kỳ kế toán.


9. Về tài sản được thế chấp


Ngân hàng cần phải công bố về tổng số dư nợ, khoản phải thu được đảm bảo và giá trị thuần, bản chất của những tài sản được sử dụng làm đảm bảo. Bởi vì tài sản thế chấp là nguồn thu nợ thứ hai nếu khách hàng không thanh toán được nợ, không hoàn thành nghĩa vụ với đơn vị ngân hàng. Quy mô dư nợ, các khoản phải thu được đảm bảo, giá trị và tính thanh khoản của tài sản được thế chấp có ảnh hưởng đáng kể trong việc đánh giá tình trạng tài chính của đơn vị ngân hàng.


10. Về các hoạt động ủy thác


Nếu ngân hàng tham gia vào các hoạt động tín thác, thuyết minh về các hoạt động đó cũng như quy mô của các hoạt động đó cần được trình bày trên BCTC


Ngân hàng thông thường hoạt động như người được ủy thác và các khả năng ủy thác hình thành từ việc giữ tài sản thay cho các cá nhân, quản lý các quỹ lương hưu và các quỹ khác. Bởi vì hoạt động ủy thác hay các mối quan hệ tương tự được hỗ trợ theo luật, các tài sản này không phải là tài sản của ngân hàng và vì thế, không bao gồm trong bảng cân đối kế toán. Nếu ngân hàng được giao cho các hoạt động ủy thác quan trọng, cần công bố sự việc đó và chỉ ra phạm vi của các hoạt động. Bởi vì nó là công nợ tiềm tàng hoặc uy tín của ngân hàng bị ảnh hưởng lớn nếu ngân hàng không hoàn thành nhiệm vụ.


11. Về các nghiệp vụ với bên hữu quan


Nhìn chung, ở nhiều nước, chính quyền và các nhà làm luật ngăn chặn hay giới hạn các ngân hàng tham gia vào các nghiệp vụ với các bên hữu quan. Khi được phép và có thực hiện các nghiệp vụ này thì ngân hàng cần trình bày:


– Bản chất của mối quan hệ với các bên liên quan; loại và các yếu tố của các giao dịch với các bên liên quan


– Chính sách cho vay của ngân hàng với các bên liên quan, số tiền và các thông tin khác liên quan đến các giao dịch với các bên liên quan.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp

báo cáo thuế trọn gói Bình Thạnh