Phân loại chứng khoán phái sinh - Kiến thức về kế toán cho doanh nghiệp - Dịch vụ kế toán TPHCM - Bình Thạnh

Latest

Kế toán Bình Thạnh chuyên cung cấp các dịch vụ uy tín, chất lượng với mức giá cạnh tranh như: Dịch vụ báo cáo tài chính, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ kế toán trưởng, dịch vụ đào tạo kế toán, dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, thành lập doanh nghiệp, dịch vụ hoàn thuế. Chúng tôi sẽ giúp hỗ trợ các doanh nghiệp có thể phát triển một cách dễ dàng và nhanh chóng. Sử dụng dịch vụ của chúng tôi sẽ đảm bảo cho việc hoạt động của công ty được hiệu quả

BANNER 728X90

Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018

Phân loại chứng khoán phái sinh


a) Quyền mua trước


Quyền mua trước hay còn gọi là đặc quyền mua là một quyền ưu đãi  được gắn với một cổ phiếu đang lưu hành, do công ty phát hành ra cổ phiếu  đó để huy động thêm vốn cổ phần, quyền mua trước cho phép người sở hữu  những cổ phần đang lưu hành được mua một số nhất định cổ phiếu trong đợt  phát hành mới của công ty, tại một mức giá xác định thấp hơn mức giá chào  bán ra công chúng trong một thời hạn nhất định. Các quyền này cũng được  chuyển nhượng giữa các cổ đông có quyền thụ hưởng quyền và các nhà đầu  tưkhác. Thông thường, quyền mua trước có thời hạn ngắn hạn là chủ yếu (từ  2-4 tuần) và việc phát hành quyền được quy định trong điều lệ tổ chức của  công ty.


Mức giá đăng ký trong tất cả các dạng quyền mua trước thấp hơn mức  giá hiện hành của cổ phiếu vào thời điểm quyền được phát hành. Điều này là  do:Thứ nhất, rủi ro có thể xảy ra khi giá thị trường giảm trong thời hạn phát  hành quyền và điều đó có thể ảnh hưởng đến đợt phát hành. Thứ hai,mức  chênh lệch đáng kể này làm tăng tính hấp dẫn đối với các cổ đông cũ. Vì  vậy, để tránh cho các cổ đông cũ khỏi thiệt họ được mua cổ phần mới theo  giá lý thuyết bằng phần chênh lệch giữa thị giá cổ phiếu trước và sau khi  tăng vốn.



N là định mức số cổ phiếu cũ để mua một cổ phiếu mới hay là số lượng  quyền cần để mua một cổ phần mới = Số lượng cổ phần cũ đang lưu hành/số  lượng cổ phần mới.


Trong đó: Số lượng cổ phần mới = mức vốn cần huy động/ giá đăng ký  mua.


Sở dĩ trong mẫu số, N phải cộng thêm 1 là vì trong thời hạn đăng ký  mua cổ phần mới, giá thị trường của cổ phiếu (P) đã bao gồm luôn cả giá trị  của quyền.


Trường hợp các cổ đông không muốn thực hiện quyền, họ có thể bán  chúng trên thị trường trong thời gian quyền chưa hết hạn. Giá quyền phụ  thuộc vào giá thị trường của cổ phiếu. Ngoài ra, cần lưu ý rằng vào ngày đầu  tiên cổ phần được mua bán không còn kèm đặc quyền, giá thị trường sẽ giảm  một khoảng bằng với giá trị của đặc quyền (vì cổ phần bây giờ đang được  bán không có đặc quyền). Khi đó, giá trị của một đặc quyền sẽ là:



b) Chứng khế


Chứng khế hay còn gọi là bảo chứng phiếu (cam kết bán) là một loại  chứng khoán được phát hành cùng với trái phiếu hay cổ phiếu ưu đãi mà  người sở hữu nó có quyền được mua một số lượng chứng khoán nhất định tại  một mức giá xác định và trong một thời hạn nhất định.


Quyền này được phát hành trong trường hợp tổ chức lại các công ty,  hoặc khi công ty phát hành nhằm mục tiêu khuyến khích các nhà đầu tưtiềm  năng mua các trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi có những điều kiện kém thuận  lợi. Để chấp nhận những điều kiện đó, nhà đầu tưcó được một lựa chọn đối  với sự lên giá có thể xảy ra của cổ phiếu thường.


Giá định trước trên chứng khế thường cao hơn giá thị trường hiện hành  của cổ phiếu thường và có thời hạn dài hơn chứng quyền, thông thường thời  hạn của chứng khế là một vài năm hoặc vĩnh viễn. Các chứng quyền do các  công ty phát hành chứng khoán phát hành và các chứng quyền sau một khoảng thời gian nhất định có thể tách rời khỏi các chứng khoán cơ sở và khi  đó chúng có thể được giao dịch riêng biệt trên thị trường.


Giá trị của chứng khế = Giá trị nội tại + Giá trị thời gian


Trong đó:  Giá trị nội tại = (Giá cổ phần – Giá thực hiện) xSố cổ phần được mua  của chứng khế.


Khi chứng khế được thực hiện sẽ làm tăng số lượng cổ phần của TCPH.  Điều này sẽ làm giảm giá cổ phần do ảnh hưởng đến lợi nhuận tính cho mỗi  cổ phần. Việc định giá chứng khế được tiến hành theo phương pháp áp dụng  đối với hợp đồng quyền chọn mua kiểu Mỹ song có tính đến hiệu ứng “pha  loãng” lợi nhuận của quyền.



Là người sở hữu chứng khế, nhà đầu tưkhông có tưcách cổ đông trong  công ty, không được nhận cổ tức, và không có quyền biểu quyết cho tới khi  thật sự chuyển chứng khế ra thành cổ phiếu thường. Tại thời điểm phát hành  chứng khế, giá mua cổ phiếu ghi trong chứng khế bao giờ cũng cao hơn giá  thị trường cổ phiếu cơ sở, và giá đó có thể cố định, có thể được tăng lên  định kỳ.


Độ chính xác để xác định giá trị của chứng khế phụ thuộc vào rất nhiều  yếu tố như: thời hạn còn lại của chứng khế, mức chênh lệch giữa giá hiện tại  của cổ phiếu thấp hơn so với mức giá hiện thực, sự xem xét của công chúng  đầu tưđối với cổ phiếu này và việc trả cổ tức, các mức lãi suất và các điều  kiện thị trường nói chung.


Thông thường, các mức giá chứng khế sẽ có xu hướng tăng trong thị  trường giá lên và giảm trong một thị trường giá xuống.


c) Hợp đồng kỳ hạn


Hợp đồng kỳ hạn là một thoả thuận giữa người mua và người bán thực  hiện một giao dịch hàng hoá ở một thời điểm chắc chắn trong tương lai với  khối lượng và mức giá xác định.


Tuy nhiên, không giống như hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn  không trao đổi trên thị trường, không được định giá hàng ngày. Hợp đồng kỳ  hạn không phải theo tiêu chuẩn của thị trường riêng biệt, ngày thực hiện hợp  đồng được xác định tuỳ theo từng hợp đồng.


Giá trong hợp đồng kỳ hạn là giá giao hàng, tại thời điểm ký hợp đồng,  giá chuyển giao được chọn để giá trị của hai bên mua bán là bằng không.  Điều này có nghĩa là không có chi phí khi mua bán hợp đồng kỳ hạn.


Hợp đồng kỳ hạn được nhà đầu tưsử dụng để tiến hành đầu cơ và bảo  hộ.


d) Hợp đồng tương lai.


Hợp đồng tương lai (HĐTL) là một thoả thuận để mua hoặc bán một  tài sản vào thời điểm chắc chắn trong tương lai với một mức giá xác định.


Chức năng kinh tế cơ bản của các thị trường HĐTL là cung cấp một cơ  hội cho những người tham gia thị trường để phòng ngừa rủi ro về những biến  động giá bất lợi và là công cụ cho các nhà đầu cơ.


Các hợp đồng tương lai dựa trên cơ sở một công cụ tài chính hay một  chỉ số tài chính được gọi là HĐTL tài chính, bao gồm HĐTL chỉ số cổ  phiếu; HĐTL lãi suất; HĐTL tiền tệ.


Hợp đồng tương lai, nhờ đặc điểm có tính linh hoạt đã khắc phục được  những nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn và thường được xem là một phương  thức tốt hơn để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh. Sự khác nhau giữa hai  loại hợp đồng này thể hiện ở các điểm:


Về tính chất: điểm khác biệt lớn nhất giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp  đồng tương lai chính là tồn tại một sở giao dịch có tổ chức giao dịch hợp  đồng tương lai, trong khi đối với hợp đồng kỳ hạn thì không. Nhưvậy, hợp đồng kỳ hạn chỉ là hợp đồng riêng biệt giữa hai bên còn hợp đồng tương lai  được trao đổi trên thị trường.


Sở giao dịch HĐTL cho phép các nhà giao dịch vô danh được mua và  bán các hợp đồng giao dịch tương lai mà không phải xác định rõ đối tác  trong một hợp đồng cụ thể. Ngoài ra, Sở giao dịch còn tạo ra tính thanh  khoản cao cho thị trường hợp đồng tương lai, giúp cho các đối tác tham gia  vào hợp đồng tương lai thực hiện các nghĩa vụ của họ có hiệu quả hơn so với  khi tham gia vào hợp đồng kỳ hạn.


Về tính tiêu chuẩn hoá hợp đồng:không giống nhưcác hợp đồng kỳ  hạn, các hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hoá. Các hợp đồng kỳ hạn có  thể được lập ra cho bất kỳ loại hàng hoá nào, với bất kỳ số lượng và chất  lượng, thời hạn thanh toán được hai bên tham gia hợp đồng chấp thuận.  Trong khi đó, các hợp đồng tương lai niêm yết tại các Sở giao dịch được quy  định đối với một số hàng hoá cụ thể và đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về chất  lượng và tại một thời điểm giao hàng xác định.


 Về rủi ro trong thanh toán: Sử dụng các hợp đồng tương lai được niêm  yết trên Sở giao dịch sẽ kiểm soát được rủi ro thanh toán. Trong các giao  dịch hợp đồng tương lai, cả bên mua và bên bán không biết ai là đối tác của  mình. Trung tâm thanh toán bù trừ thực hiện chức năng trung gian thanh  toán trong tất cả các giao dịch.


Đối với các hợp đồng kỳ hạn, các khoản lỗ và lãi sẽ được thanh toán khi  các hợp đồng đáo hạn. Trong khi đó đối với các hợp đồng tương lai, những  thay đổi về giá trị của các bên tham gia hợp đồng (thông qua tài khoản) được  điều chỉnh hàng ngày theo mức giá trị thị trường. Các hợp đồng tương lai  còn có một số yêu cầu ký quỹ nhất định. Như vậy, chính sự kết hợp giữa việc  thanh toán hàng ngày và yêu cầu ký quỹ sẽ giúp phòng ngừa được rủi ro  trong thanh toán của hợp đồng tương lai.


Về tính thanh khoản:do có sự tham gia của trung tâm thanh toán bù trừ,  tính thanh khoản của các hợp đồng tương lai cao hơn nhiều so với các hợp  đồng kỳ hạn.



e) Quyền chọn  


Hợp đồng quyền chọn là một hợp đồng cho phép người nắm giữ nó  được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc được bán (nếu là quyền chọn bán)  một khối lượng hàng hoá cơ sở nhất định tại một mức giá xác định và trong  một thời gian nhất định.


Các hàng hóa cơ sở này có thể là: cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu,  chỉ số trái phiếu, tiền hay hợp đồng tương lai.


Một hợp đồng quyền chọn bất kỳ đều bao gồm 4 đặc điểm cơ bản sau:  

  • Loại quyền (quyền chọn bán hoặc chọn mua)
  • Tên hàng hóa cơ sở và khối lượng được mua hoặc bán theo quyền
  • Ngày đáo hạn
  • Giá thực thi

Có 4 đối tượng tham gia trên thị trường quyền chọn:  

  • Người mua quyền mua. (Buyers of calls)
  • Người bán quyền mua. (Sellers of calls)
  • Người mua quyền bán. (Buyers of puts)
  • Người bán quyền bán. (Sellers of puts)

Người mua được xem là nhà đầu tưcó vị thế dài hạn và người bán ở vị  thế ngắn hạn trên hợp đồng. Việc bán hợp đồng quyền chọn được gọi là phát  hành quyền chọn (có thể phát hành quyền chọn trong khi có chứng khoán cơ  sở ư quyền chọn có bảo đảm hoặc không có chứng khoán cơ sở ư quyền chọn  khống).


Trong hợp đồng quyền chọn, người bán quyền trao cho người mua để  đổi lấy một khoản tiền được gọi là phí quyền chọn hay còn gọi là giá quyền  chọn. Mức giá mà tại đó quyền chọn có thể được mua hoặc được bán gọi là  mức giá thực thi quyền. Ngày mà sau đó quyền hết giá trị gọi là ngày đáo  hạn.


Hợp đồng quyền chọn chia làm hai loại: Hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ  và Hợp đồng quyền chọn kiểu Châu âu. Một hợp đồng quyền chọn Mỹ có  thể được thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào cho đến tận ngày đáo hạn. Một  quyền chọn Châu Âu chỉ có thể được thực hiện vào ngày đáo hạn.


Các bộ phận cấu thành nên giá quyền chọn:


- Giá trị nội tại của quyền  


Giá trị nội tại của một quyền chọn là giá trị mà người nắm giữ quyền  chọn sẽ nhận được bằng cách thực hiện quyền được ngay lập tức.


Đối với một quyền chọn mua, nếu giá trị thực hiện quyền thấp hơn giá  của chứng khoán cơ sở, quyền chọn mua đó được coi là lãi (in the money).  Một quyền chọn có mức giá thực thi ngang bằng với giá hiện hành của  chứng khoán cơ sở được coi là hòa vốn (at the money), nếu còn thấp hơn giá  hiện hành của chứng khoán thì bị coi là lỗ (out of money). Trong cả hai  trường hợp quyền chọn mang lại khoản lỗ và hòa vốn đều có giá trị nội tại  bằng không bởi vì người thực hiện quyền không thu được lãi.


Đối với quyền chọn bán thì ngược lại, người thực hiện quyền sẽ có lãi  nếu giá thực hiện quyền cao hơn giá hiện hành của chứng khoán cơ sở và sẽ  bị lỗ nếu giá thực hiện quyền thấp hơn giá thị trường của chứng khoán cơ sở.


- Giá trị thời gian của quyền:


Giá trị thời gian của một quyền chọn là khoản chênh lệch giữa giá của  quyền so với giá trị nội tại. Thời gian cho tới khi đáo hạn của quyền càng dài thì giá trị thời gian của quyền sẽ càng lớn, bởi vì người mua quyền chọn hy  vọng rằng vào một thời điểm nào đó trước khi hết hiệu lực, những thay đổi  về giá chứng khoán cơ sở trên thị trường sẽ làm tăng giá trị của các quyền  chọn, do đó họ sẵn sàng trả một khoản tiền chênh lệch trên giá trị nội tại.


Các yếu tố ảnh hưởng đến giá của quyền lựa chọn * :  


- Giá thị trường của chứng khoán cơ sở: Đối với một quyền chọn mua  giá thị trường của chứng khoán cơ sở và giá của quyền chọn mua tăng  (giảm) cùng chiều. Đối với một quyền chọn bán thì ngược lại, đó là mối  quan hệ tăng giảm ngược chiều.


- Giá thực hiện:Loại bỏ tác động của các yếu tố khác, mức giá thực  hiện quyền càng cao thì giá của một quyền chọn mua càng thấp. Đối với một  quyền chọn bán thì ngược lại: mức giá thực hiện càng cao thì giá của quyền  chọn bán càng cao.


-Thời gian cho đến khi đáo hạn:Đối với các quyền lựa chọn Mỹ (cả  quyền chọn mua và chọn bán), thời gian đáo hạn càng dài thì giá của quyền  càng cao, vì giá của chứng khoán cơ sở có khả năng biến động để cho quyền  chọn trở thành có lãi và đem lại lợi nhuận cho người sở hữu. Đối với các  quyền chọn Châu Âu, ảnh hưởng của thời gian cho đến khi đáo hạn phụ  thuộc vào việc quyền chọn là quyền chọn mua hay chọn bán.


- Lãi suất ngắn hạn phi rủi ro trong suốt thời hạn tồn tại của quyền.Cố  định tất cả các yếu tố khác, giá của một quyền chọn mua của một trái phiếu  sẽ tăng khi lãi suất ngắn hạn phi rủi ro tăng. Đối với một quyền chọn bán  của trái phiếu thì ngược lại: một sự gia tăng mức lãi suất ngắn hạn phi rủi ro  sẽ làm giảm giá của một quyền chọn bán.


-Lãi suất Coupon:Đối với các quyền chọn trái phiếu, các quyền chọn  mua của các trái phiếu coupon sẽ bị định giá thấp hơn so với các quyền chọn  mua của các trái phiếu không có coupon. Ngược lại, các coupon có xu hướng  làm tăng giá của các quyền chọn bán


Mức dao động dự đoán của các mức lãi suất trong suốt thời hạn của  quyền:quan hệ giữa mức dao động dự đoán của mức lãi suất trong suốt thời  gian của quyền và giá của quyền là mối quan hệ tỷ lệ thuận bởi vì mức dao  động dự đoán càng cao, xác suất giá của chứng khoán cơ sở sẽ dịch chuyển  theo hướng có lợi cho người mua chứng khoán sẽ càng cao.


Chức năng kinh tế của quyền lựa chọn:  


Quyền lựa chọn giúp nhà đầu tưphòng ngừa rủi ro.  Ví dụ, về việc mua bán quyền chọn để phòng ngừa rủi ro: Một nhà đầu  tưsở hữu 500 cổ phiếu của công ty IBM vào tháng 8. Giá cổ phiếu hiện tại là  152USD/cổ phiếu. Nhà đầu tư lo lắng giá cổ phiếu có thể giảm mạnh sau 2  tháng nữa và muốn bảo vệ mình. Nhà đầu tưđó có thể mua quyền chọn bán  tháng 10 ở Sở giao dịch quyền chọn Chicago (CBOE) để bán 500 cổ phiếu  với giá thực hiện là 150USD. ởCBOE, mỗi hợp đồng cho phép bán 100 cổ  phiếu nên nhà đầu tưnày sẽ mua 5 hợp đồng. Nếu giá quyền chọn được yết  là 4USD thì điều đó có nghĩa là mỗi hợp đồng quyền chọn sẽ trị giá 100 x4USD = 400USD và tổng lệ phí mà nhà đầu tưphải trả là: 5 x400USD =  2.000USD.



Theo tóm tắt trên trên, chiến lược này trị giá 2.000USD nhưng bảo đảm  rằng cổ phiếu có thể được bán ít nhất với giá 150USD/cổ phiếu trong suốt  thời hạn của quyền chọn. Nếu giá thị trường của cổ phiếu công ty IBM giảm xuống dưới 150USD, quyền chọn có thể được thực hiện để thu được  75.000USD. Khi giá của quyền chọn được tính, khối lượng tiền thu được là  73.000USD. Nếu giá thị trường ở mức trên 150USD, quyền chọn không  được thực thi và mất hiệu lực. Tuy nhiên, trong trường hợp này, giá trị của  việc mua hợp đồng quyền chọn luôn luôn hơn 75.000USD (hay trên  73.000USD khi giá của quyền chọn được đưa vào tính toán).


Ta thấy có một sự khác nhau cơ bản giữa việc sử dụng hợp đồng tương  lai và quyền chọn cho việc mua bán đối xung. Hợp đồng tương lai được đặt  ra để trung lập hoá rủi ro bằng việc cố định giá mà người bảo hộ sẽ phải trả  hay nhận được cho tài sản tiềm tàng. Ngược lại, hợp đồng quyền chọn lại tạo  ra sự bảo hiểm. Những hợp đồng đó đưa ra một biện pháp để các nhà đầu có  thể bảo vệ được mình chống lại sự lên xuống bất lợi của giá cả trong tương  lai, trong khi họ vẫn có thể kiếm được lợi nhuận nhờ sự vận động thuận lợi  của giá cả.


Quyền lựa chọn được nhà đầu tư sử dụng để đầu cơ  


Một ví về việc đầu cơ có sử dụng quyền chọn: Chúng ta xét một ví dụ  tiếp theo xem một người đầu cơ sử dụng quyền chọn nhưthế nào. Giả sử  rằng bây giờ đang là tháng 9, một người đầu cơ muốn tham gia đầu tưvào cổ  phần Exxon. Nói một cách khác, anh ta muốn chiếm một lợi thế khi giá cổ  phiếu tăng lên.


Giả sử rằng giá cổ phiếu hiện tại là 78USD và giá một quyền  bán một cổ phiếu đó ở tháng 12 có giá thực hiện 80USD là 3USD. Bảng sau  minh họa hai lựa chọn đối với nhà đầu cơ và giả sử anh ta sẵn sàng đầu tư 7.800USD. Lựa chọn thứ nhất liên quan đến việc mua thẳng 100 cổ phiếu.  Lựa chọn thứ 2 bao gồm việc mua 2.600 quyền chọn mua Exxon (nghĩa là  26 hợp đồng quyền chọn)  Giả sử rằng, suy nghĩ cảm tính của nhà đầu cơ là chính xác và tới tháng  12, giá cổ phiếu của công ty Exxon lên đến 90USD. Lựa chọn thứ nhất, tức  là mua cổ phiếu mang lại một khoản lợi nhuận là: 100 x(90USD – 78USD)  =1.200USD


Tuy nhiên, lựa chọn thứ 2 đem lại nhiều lợi nhuận hơn. Một quyền chọn  mua cổ phiếu Exxon với giá thực hiện 80USD đem lại một khoản lợi nhuận  là 10USD bởi vì quyền chọn cho phép anh ta được mua một cổ phiếu trị giá 90USD với giá là 80USD. Tổng giá trị của tất cả quyền chọn đã được mua  là: 2.600 x10USD = 26.000USD. Trừ đi giá trị ban đầu của quyền chọn, lợi  nhuận ròng sẽ là : 26.000USD – 7.800USD = 18.200USD


Vì vậy, chiến lược quyền chọn mang lại lợi nhuận gấp 15 lần so với lợi  nhuận thu được do lựa chọn chiến thuật một là mua cổ phiếu.


Tất nhiên, quyền chọn cũng có thể gây ra những tổn thất lớn hơn. Giả  sử tới tháng 12, giá cổ phiếu giảm xuống 70USD. Lựa chọn đầu tiên: mua cổ  phiếu sẽ gây ra một sự tổn thất là: 100 x(78USD ư-70USD) = 800USD.  Trong khi đó, vì quyền chọn mua hết hạn mà chưa được thực hiện nên chiến  lược quyền chọn sẽ gây ra một tổn thất là 7.800USD ư giá ban đầu phải trả  cho việc mua quyền chọn.



2. Tới tháng 12, giá cổ phiếu của công ty Exxon giảm xuống còn 70USD. Nhà  đầu tưbị thiệt 800USD vì sử dụng chiến lược 1 và 7.800 USD vì áp dụng chiến  lược 2.  Bảng trên cho thấy hợp đồng quyền chọn cũng nhưhợp đồng tương lai  có tác dụng đòn bẩy tài chính rất mạnh đối với nhà đầu tư.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp

báo cáo thuế trọn gói Bình Thạnh