Nguyên tắc và phương pháp hạch toán chi phí trong NHTM - Kiến thức về kế toán cho doanh nghiệp - Dịch vụ kế toán TPHCM - Bình Thạnh

Latest

Kế toán Bình Thạnh chuyên cung cấp các dịch vụ uy tín, chất lượng với mức giá cạnh tranh như: Dịch vụ báo cáo tài chính, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ kế toán trưởng, dịch vụ đào tạo kế toán, dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, thành lập doanh nghiệp, dịch vụ hoàn thuế. Chúng tôi sẽ giúp hỗ trợ các doanh nghiệp có thể phát triển một cách dễ dàng và nhanh chóng. Sử dụng dịch vụ của chúng tôi sẽ đảm bảo cho việc hoạt động của công ty được hiệu quả

BANNER 728X90

Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018

Nguyên tắc và phương pháp hạch toán chi phí trong NHTM


Khi hạch toán các khoản chi phí phải tuân thủ các quy định sau:


– Các ngân hàng phải chấp hành nghiêm túc chế độ quản lý tài chính của Nhà nước trong quá trình chi tiêu. Xây dựng và thực hiện kế hoạch, định mức chi tiêu hợp lý để đảm bảo tiết kiệm nhưng vẫn không ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng.


– Loại tài khoản phản ánh chi phí trong kỳ kế toán luôn phản ánh số phát sinh bên Nợ và dư Nợ, cuối kỳ số dư có được kết chuyển toàn bộ sang tài khoản kết quả kinh doanh và không còn số dư.


– Lỗ phát sinh do thanh lý, nhượng bán TSCĐ được xác định bằng số chênh lệch âm giữa thu nhập với chi phí thanh lý, nhượng bán cộng giá trị còn lại của TSCĐ. Số lỗ này được ghi nhận là chi phí nhượng bán, thanh lý TSCĐ.


– Đối với các khoản thu nhập từ các hoạt động mua bán chứng khoán, vàng, ngoại tệ… chỉ hạch toán phần chênh lệch giữa giá mua và bán (không phản ánh tổng số tiền bán thu được), số lãi về trái phiếu, tín phiếu hoặc cổ phiếu.


– Cuối năm, khi lập báo cáo tài chính thì các khoản phát sinh từ giao dịch nội bộ (chi trả lãi tiền gửi, tiền vay nội bộ) phải loại trừ. Tổng chi tiền lãi nội bộ phải bằng tổng thu tiền lãi nội bộ trong hệ thống.


– Các khoản sau đây không được hạch toán vào chi phí mà phải sử dụng đúng nguồn để bù đắp:


+ Tiền phạt phải nộp Ngân sách Nhà nước do vi phạm luật thuế hoặc vi phạm các chế độ khác (nghĩa vụ báo cáo, nghĩa vụ khác…)


+ Các khoản phải trả khách hàng về những thiệt hại vật chất do ngân hàng gây ra (chậm trễ trong việc chi trả tiền, vi phạm hợp đồng đã thoả thuận …)


+ Các khoản mất mát, tổn thất tài sản do lỗi của các cá nhân, tập thể ngân hàng gây ra.


+ Các khoản mua sắm TSCĐ, xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn XDCB.


+ Các khoản chi vượt chế độ, vượt định mức hoặc không hợp lý


+ Các khoản chi thuộc nguồn vốn khác (bù đắp rủi ro, khen thưởng, chi phúc lợi, ủng hộ các tổ chức và cá nhân…).


Trong hạch toán các khoản chi phí cũng có thể áp dụng các phương pháp hạch toán trực tiếp khi phát sinh nghiệp vụ, hạch toán dồn tích hoặc hạch toán qua chi phí chờ phân bổ. Tuy nhiên, do tính chất đa dạng của các khoản chi phí và yêu cầu quản lý nên phải căn cứ vào tính chất cụ thể của từng khoản chi để hạch toán theo đúng chế độ. Trong quá trình hạch toán phải đảm bảo phù hợp với quá trình phát sinh chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra để thực hiện nghiệp vụ cũng như đánh giá đúng kết quả kinh doanh của ngân hàng qua các thời kỳ.


Từ đó, nhiệm vụ cơ bản của kế toán chi tiêu là phải xác định đúng nội dung, tính chất các khoản chi để hạch toán đúng, kịp thời vào tài khoản thích hợp, chấp hành tốt kế hoạch tài chính, giám đốc các khoản chi theo đúng chế độ của Nhà nước và các quy định của ngành với mục tiêu tiết kiệm chi phí để góp phần tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp

báo cáo thuế trọn gói Bình Thạnh