Nguyên tắc thiết kế hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp Việt Nam - Kiến thức về kế toán cho doanh nghiệp - Dịch vụ kế toán TPHCM - Bình Thạnh

Latest

Kế toán Bình Thạnh chuyên cung cấp các dịch vụ uy tín, chất lượng với mức giá cạnh tranh như: Dịch vụ báo cáo tài chính, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ kế toán trưởng, dịch vụ đào tạo kế toán, dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, thành lập doanh nghiệp, dịch vụ hoàn thuế. Chúng tôi sẽ giúp hỗ trợ các doanh nghiệp có thể phát triển một cách dễ dàng và nhanh chóng. Sử dụng dịch vụ của chúng tôi sẽ đảm bảo cho việc hoạt động của công ty được hiệu quả

BANNER 728X90

Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018

Nguyên tắc thiết kế hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp Việt Nam


Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp Việt Nam được xây dựng trên cơ sở tôn trọng bốn nguyên tắc bao gồm:


(1)         Hệ thống tài khoản phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm của đối tượng kế toán;


(2)         Hệ thống tài khoản phải được thiết kế sao cho nó có thể ghi nhận và đáp ứng được nhu cầu thông tin cho quản lý;


(3)         Hệ thống tài khoản phải phù hợp cho việc xác định các chỉ tiêu khi lập báo cáo tài chính; và


(4)         Hệ thống tài khoản phải thuận tiện cho công việc làm kế toán.


Theo quyết định QĐ 15/2006 của Bộ Tài chính ngày 20 tháng 3 năm 2006, hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp bao gồm có 9 loại với 86 tài khoản cấp 1 và 6 tài khoản ngoài bảng. Cụ thể :


TK loại 1: TK phản ánh tài sản ngắn hạn bao gồm 24 tài khoản cấp 1.


Trong đó có 6 nhóm:


–   Nhóm 11: Vốn bằng tiền


–   Nhóm 12: Đầu tư ngắn hạn


–   Nhóm 13: Phải thu


–   Nhóm 14: Tạm ứng và Chi phí ứng trước


–   Nhóm 15: Hàng tồn kho


–   Nhóm 16: Chi sự nghiệp


TK loại 2: TK phản ánh tài sản dài hạn bao gồm 15 tài khoản cấp 1.


Trong đó có 3 nhóm:


–   Nhóm 21: TSCĐ


–   Nhóm 22: Đầu tư dài hạn


–   Nhóm 24: Chi phí trả trước dài hạn, ký quỹ, ký cược TK loại 3: TK phản ánh Nợ phải trả bao gồm 16 tài khoản.


Trong đó có 5 nhóm:


–   Nhóm 31: Vay, nợ ngắn hạn


–   Nhóm 33: Phải trả, phải nộp


–   Nhóm 34: Vay, nợ dài hạn


–   Nhóm 35: Dự phòng phải trả


TK loại 4: TK phản ánh Vốn chủ sở hữu gồm có 12 tài khoản cấp 1.


Trong đó có 5 nhóm:


–   Nhóm 41: Nguồn vốn – quỹ


–   Nhóm 42: Lợi nhuận chưa phân phối


–   Nhóm 43: Quỹ khen thưởng, phúclợi


–   Nhóm 44: Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản


–   Nhóm 46: Nguồn kinh phí


TK loại 5: TK phản ánh doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính và từ hoạt động tài chính bao gồm 6 tài khoản cấp 1.


Trong đó có 2 nhóm:


–   Nhóm 51: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính


–   Nhóm 52&53: Các khoản giảm doanh thu


 


TK loại 6: TK phản ánh chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính và hoạt động tài chính bao gồm 10 tài khoản cấp 1.


Trong đó có 3 nhóm:


–   Nhóm 61: Hàng hoá (chỉ sử dụng cho phương pháp kiểm kê định kỳ)


–   Nhóm 62: Chi phí sản xuất


–   Nhóm 64: Chi phí bán hàng và quản lý


TK loại 7: TK phản ánh các khoản thu nhập khác bao gồm 1 tài khoản cấp 1.


 


TK loại 8: TK phản ánh các khoản chi phí khác bao gồm 2 tài khoản cấp 1.


Trong đó có 2 nhóm:


–   Nhóm 81: Chi phí khác


–   Nhóm 82: Chi phí thuế TNDN


 


TK loai 9: TK xác định kết quả kinh doanh bao gồm 1 tài khoản cấp 1.


Những tài khoản ngoài bảng (TK loại 0) dùng để phản ánh, quản lý những tài sản không thuộc sở hữu của doanh nghiệp và được ghi chép theo nguyên tắc: khi tăng thì ghi bên Nợ, khi giảm thì ghi bên Có.


Cách đánh số hiệu cho tài khoản


 


TK cấp 1: được đánh số hiệu gồm 3 chữ số. Chữ số đầu tiên đại diện cho loại


TK. Chữ số thứ 2 đại diện cho nhóm TK. Chữ số thứ 3 đại diện cho số thứ tự của TK.


TK cấp 2 chi tiết hoá, cụ thể hoá TK cấp 1, gồm có 4 chữ số, trong đó 3 chữ số đầu là chữ số của TK cấp 1 mà nó phản ánh, chữ số thứ 4 là số thứ tự của TK cấp 2.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp

báo cáo thuế trọn gói Bình Thạnh