Hoạt động ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước gồm mua, bán kinh doanh ngoại tệ và mua, bán kinh doanh vàng. Quá trình kinh doanh ngoại tệ và vàng bạc sẽ tạo ra sự chênh lệch giữa giá bán và giá mua của ngoại tệ và vàng. Nếu số chênh lệch này là số dương (bán > mua) là có lãi, ngược lại là số âm (bán < mua) là bị lỗ.
1. Kế toán thu lãi kinh doanh ngoại tệ.
Hiện nay, việc xác định lãi của hoạt động kinh doanh ngoại tệ được thực hiện theo phương pháp sau:
Việc hạch toán thu lãi kinh doanh được thực hiện theo định kỳ (tháng hoặc quý). Cuối mỗi định kỳ, sau khi tính toán số lãi kinh doanh ngoại tệ như trên kế toán lập chứng từ, ghi:
Nợ TK: Mua bán và thanh toán ngoại hối thuộc Quỹ Bình ổn tỷ giá và giá vàng (TK 4832)
Có TK: Thu nhập/ Thu về mua bán ngoại tệ
2. Kế toán thu lãi kinh doanh vàng bạc.
Cũng như xác định kết quả kinh doanh ngoại tệ, lãi về kinh doanh vàng được căn cứ vào số dư Có của tài khoản “Tiêu thụ vàng” (TK 485). Số dư Có của tài khoản này phản ánh chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá mua của vàng kinh doanh.
Việc hạch toán thu lãi kinh doanh vàng bạc được thực hiện vào cuối năm, trước khi quyết toán niên độ. Căn cứ vào số dư Có TK 485 kế toán lập chứng từ, ghi:
Nợ: TK Tiêu thụ vàng (TK 485)
Có: TK Thu nhập /Thu về mua bán vàng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét