Kế toán tái cấp vốn - Kiến thức về kế toán cho doanh nghiệp - Dịch vụ kế toán TPHCM - Bình Thạnh

Latest

Kế toán Bình Thạnh chuyên cung cấp các dịch vụ uy tín, chất lượng với mức giá cạnh tranh như: Dịch vụ báo cáo tài chính, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ kế toán trưởng, dịch vụ đào tạo kế toán, dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, thành lập doanh nghiệp, dịch vụ hoàn thuế. Chúng tôi sẽ giúp hỗ trợ các doanh nghiệp có thể phát triển một cách dễ dàng và nhanh chóng. Sử dụng dịch vụ của chúng tôi sẽ đảm bảo cho việc hoạt động của công ty được hiệu quả

BANNER 728X90

Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018

Kế toán tái cấp vốn


1. Kế toán cho vay lại theo hồ sơ tín dụng


1.1. Kế toán giai đoạn cho vay:


Kế toán cho vay lại theo hồ sơ tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước đối với các Tổ chức tín dụng được thực hiện trên cơ sở các khế ước cho vay ngắn hạn của những khoản nợ hiện đang tham gia vào chu kỳ sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp vay vốn có tình trạng tài chính tốt. Tổ chức tín dụng vay vốn Ngân hàng Nhà nước phải đăng ký các khế ước này tại Sở Giao dịch (hoặc chi nhánh) Ngân hàng Nhà nước nơi mở tài khoản tiền gửi. Còn khế ước cho vay ngắn hạn được lưu giữ tại Tổ chức tín dụng vay vốn trong hồ sơ riêng “Khế ước cho vay thế chấp vay vốn Ngân hàng Nhà nước”. Sở Giao dịch (hoặc chi nhánh) Ngân hàng Nhà nước cho vay lại căn cứ vào chứng từ phát tiền vay ghi:


Nợ TK 241: Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng (tiểu khoản thích hợp)

Có TK Tiền gửi của TCTD được vay vốn


1.2. Kế toán giai đoạn thu nợ và chuyển nợ quá hạn:


Khi đến hạn nợ, TCTD phải hoàn trả đủ số tiền đã vay (gốc và lãi) để được giải toả chứng từ thế chấp, căn cứ vào chứng từ thu trả nợ, kế toán Sở Giao dịch (hoặc Chi nhánh NHNN) hạch toán:


Nợ TK: Tiền gửi của TCTD       Số tiền gốc + lãi

(hoặc tài khoản thích hợp khác)

Có TK 241: Cho vay lại theo hồ sơ TD             Số tiền gốc

Có TK Thu nhập về lãi cho vay              Số tiền lãi


Khi đến hạn trả nợ, nếu TCTD không có tiền trả thì Ngân hàng Nhà nước xử lý chuyển sang nợ quá hạn, kế toán lập chứng từ, ghi:


Nợ TK 291: Nợ quá hạn tiền vay theo hồ sơ TD Số tiền chuyển bằng VNĐ nợ quá hạn

Có TK 241: Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng


2. Kế toán cho vay thanh toán bù trừ


Ngân hàng Nhà nước Trung ương ủy nhiệm cho các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước là Trung tâm thanh toán bù trừ tại các địa bàn thực hiện việc cho vay, thu nợ để đáp ứng yêu cầu thanh toán bù trừ.


Cuối định kỳ thanh toán, bộ phận chuyên trách thanh toán bù trừ của Ngân hàng thành viên phải kịp thời tổng hợp số liệu, đối chiếu khớp đúng giữa các thành viên thanh toán bù trừ dưới sự chủ trì của Ngân hàng Nhà nước. Bên nào có Nợ phải trả nhiều hơn số được thu về thì trích tài khoản tiền gửi để trả. Nếu tài khoản tiền gửi không đủ số dư để trả số chênh lệch này thì làm thủ tục xin vay thanh toán bù trù trả ngay số còn thiếu cho bên được hưởng.


Căn cứ vào Bảng tính toán xin vay thanh toán bù trừ đã được Giám đốc Ngân hàng Nhà nước duyệt, kế toán Ngân hàng Nhà nước lập phiếu chuyển khoản, hạch toán:


Nợ TK 244: Cho vay thanh toán bù trừ (tiểu khoản TCTD vay vốn)

Có TK 501 – Thanh toán bù trừ NH chủ trì


Sau khi tập hợp hết nguồn để thanh toán số chênh lệch phải trả như trên (hoặc từ nguồn tiền gửi của bên phải trả), NH chủ trì sẽ làm thủ tục trích tài khoản 501 trả cho các thành viên có chênh lệch phải thu.


Vì đây là khoản cho vay “nóng” nên mức lãi suất vay vốn phải tính theo ngày và kế toán Ngân hàng Nhà nước chủ trì phải đôn đốc gắt gao để hoàn trả kịp thời, chậm nhất không quá 10 ngày kể từ ngày vay. Quá thời hạn đó, nợ vay thanh toán bù trừ bị chuyển sang nợ quá hạn. Khi có nợ quá hạn liên tục 3 lần liền, ngân hàng thành viên đó sẽ không còn được vay bù trừ nữa.


Khi thu nợ cho vay TTBT, hạch toán:


Nợ TK: Tiền gửi của NH thành viên                              Số tiền gốc + lãi

Có TK: Cho vay TTBT (tiểu khoản NH thành viên vay)    Số tiền gốc

Có TK: Thu nhập                     Số tiền lãi


3. Kế toán cho vay chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá


Quá trình kế toán cho vay chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá được thực hiện thông qua các tài khoản:


– TK 245: Chiết khấu, tái chiết khấu (dư Nợ)

– TK 246: Cầm cố giấy tờ có giá (dư Nợ)

– TK 412: Giá trị tín phiếu NHNN mà Tổ chức tín dụng được cầm cố vay vốn bị phong toả (dư Có)

– TK 465: Giá trị ngoại tệ nhận cầm cố (dư Có)

– TK 955: Giá trị chứng khoán Chính phủ và TCTD đưa cầm cố bị phong toả. Đây là tài khoản ngoại bảng dùng để theo dõi loại chứng khoán ghi sổ bị phong toả.

– TK 994: Các loại giấy tờ có giá trị khác nhận cầm cố đang bảo quản.

– TK 9972 : Chứng khoán của TCTD gửi lưu ký, dùng theo dõi ở NHNN khi tái cấp vốn cho TCTD

Thủ tục hạch toán việc cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, nhìn cũng tương tự như nội dung cho vay lại theo hồ sơ tín dụng đã trình bày. Song cần lưu ý tính chất tài khoản và nội dung nghiệp vụ liên quan để xử lý từng bước hạch toán được đúng đắn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp

báo cáo thuế trọn gói Bình Thạnh