Khái niệm
Bán hàng là quá trình cuối cùng trong chu kỳ kinh doanh. Thông qua bán hàng mà các giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm được thực hiện trên thị trường giúp cho doanh nghiệp thu hồi vốn bỏ ra. Cũng chính thông qua quá trình bán hàng mà bộ phận giá trị gia tăng tạo ra trong quá trình sản xuất được thực hiện và biểu hiện dưới hình thức lợi nhuận. Nếu đẩy mạnh được quá trình bán hàng sẽ góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Quá trình bán hàng được hoàn thành khi quyền sở hữu về hàng hoá, dịch vụ đã chuyển từ người bán sang người mua.
Những khái niệm quan trọng liên quan đến kế toán quá trình bán hàng được trình bày trong Chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác.
Thứ nhất, doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Thứ hai, doanh thu được xác định bởi thoả thuận giữa doanh nghiệp và bên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được sau khi trừ đi các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàngbán và giá trị hàng bán bị trả lại.
Thứ ba, doanh thu bán hàng được ghi nhận khi thoả mãn tất cả 5 điều kiện sau:
(1) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua;
(2) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá;
(3) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
(4) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
(5) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Nhiệm vụ của kế toán bán hàng
Kế toán bán hàng cần quán triệt các nhiệm vụ sau:
(1) Kế toán đầy đủ, chính xác tình hình bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng các chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng;
(2) Xác định kịp thời kết quả tiêu thụ của từng mặt hàng, từng loại sản phẩm, dịch vụ cũng như toàn bộ lợi nhuận về bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.
Kết cấu của các tài khoản chủ yếu kế toán quá trình bán hàng:
Giải thích sơ đồ:
(1) Phản ánh GVHB trong kỳ
(2) Phản ánh doanh thu bán hàng
(3) Thuế TTĐB, thuế XK
(4) Phản ánh các khoản chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán
(5) K/C các khoản chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán để tính doanh thu thuần
(6) K/C doanh thu thuần để xác định kết quả
(7) K/C giá vốn hàng bán trong kỳ để xác định kết quả
Giải thích sơ đồ:
(1) Kết chuyển giá vốn hàng đã bán trong kỳ
(2) Kết chuyển CPBH phát sinh trong kỳ
(3) Kết chuyển chi phí QLDN phát sinh trong kỳ
(4) Kết chuyển chi phí tài chính và chi phí khác phát sinh trong kỳ
(5) Kết chuyển doanh thu thuần trong kỳ
(6) Kết chuyển doanh thu tài chính trong kỳ
(7) Kết chuyển thu nhập khác trong kỳ
(8) Kết chuyển thuế TNDN hoãn lại
(9) Chi phí thuế TNDN hiện hành
(10) Kết chuyển lỗ trong kỳ
(11) Kết chuyển lãi trong kỳ
Các công thức chủ yếu sử dụng khi kế toán quá trình bán hàng và xác định kết quả kinh doanh:
(1) Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm doanh thu
Trong đó:
Các khoản giảm doanh thu = Chiết khấu thương mại + Giảm giá hàng bán + Hàng bán bị trả lại + Thuế TTĐB/Thuế xuất khẩu
(2) Lãi gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán
(3) Lợi nhuận trước thuế = Lãi gộp – CPBH – Chi phí QLDN
(4) Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Thuế TNDN
Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét