Kế toán phân phối lợi nhuận trong NHTM - Kiến thức về kế toán cho doanh nghiệp - Dịch vụ kế toán TPHCM - Bình Thạnh

Latest

Kế toán Bình Thạnh chuyên cung cấp các dịch vụ uy tín, chất lượng với mức giá cạnh tranh như: Dịch vụ báo cáo tài chính, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ kế toán trưởng, dịch vụ đào tạo kế toán, dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, thành lập doanh nghiệp, dịch vụ hoàn thuế. Chúng tôi sẽ giúp hỗ trợ các doanh nghiệp có thể phát triển một cách dễ dàng và nhanh chóng. Sử dụng dịch vụ của chúng tôi sẽ đảm bảo cho việc hoạt động của công ty được hiệu quả

BANNER 728X90

Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018

Kế toán phân phối lợi nhuận trong NHTM


1. Nguyên tắc phân phối lợi nhuận


Lợi nhuận của NHTM là cơ sở để xác định thu nhập của chủ sở hữu, tiền lương kinh doanh cho cán bộ công nhân viên và là nguồn bổ sung vốn từ nội bộ của mỗi ngân hàng. Cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, số lợi nhuận thu được các ngân hàng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho ngân sách nhà nước theo quy định. Số lợi nhuận sau khi làm nghĩa vụ với Ngân sách, trích lập quỹ bổ sung nguồn vốn sẽ được phân phối theo chế độ tài chính của Nhà nước hoặc theo quyết định của Đại hội cổ đông.


Việc phân phối lợi nhuận của NHTM cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:


– Việc phân phối lợi nhuận chỉ được thực hiện sau khi đã được cơ quan tài chính duyệt quyết toán.


– Số lợi nhuận sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho NSNN sẽ được phân phối như sau:


a. Đối với các NHTM Nhà nước


1- Trích lập Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ (5%), quỹ này tối đa không quá số vốn điều lệ thực có.


2- Bù các khoản lỗ năm trước không được trừ vào lợi nhuận trước thuế.


3- Nộp các khoản thu về sử dụng vốn NSNN, bù đắp khoản phạt cho ngân sách, cho khách hàng do vi phạm pháp luật, vi phạm hợp đồng; các khoản phải bồi thường thuộc trách nhiệm của ngân hàng.


4- Phần còn lại được trích lập các quỹ theo tỷ lệ và mức quy định, gồm:


– Trích lập quỹ đầu tư và phát triển

– Trích lập các quỹ dự phòng tài chính

– Trích lập quỹ khen thưởng

– Trích lập quỹ phúc lợi

– Trích lập các quỹ khác


Sau khi trích lập các quỹ đủ mức quy định nếu còn thừa sẽ được bổ sung vào quỹ đầu tư phát triển hoặc xử lí theo quy định của Bộ Tài chính.


b. Đối với các NHTM cổ phần và NHTM khác


Các NHTM cổ phần và các NHTM không được NSNN cấp vốn thì sau khi trích lập quỹ bổ sung vốn điều lệ, nộp các khoản tiền phạt, tiền bồi thường và bù cho số lỗ năm trước cũng phải trích lập quỹ dự phòng tài chính theo quy định của cơ quan tài chính mới được trích lập quỹ chia lãi cổ phần và các quỹ khác. Số trích lập quỹ chia lãi cổ phần và các quỹ khác sẽ do Hội đồng quản trị quyết định theo Đại hội cổ đông.


2. Kế toán phân phối lợi nhuận


a. Kế toán nộp thuế thu nhập doanh nghiệp


– Hàng quý, theo thông báo của cơ quan tài chính các ngân hàng phải tạm ứng để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi tạm ứng nộp thuế, kế toán lập chứng từ chuyển tiền thanh toán với Kho bạc, hạch toán:


Nợ: TK Tạm ứng nộp NSNN

Có: TK thích hợp (Tiền gửi tại NHNN, tiền gửi của Kho bạc…)


– Cuối năm khi xác định được chính thức số thuế phải nộp, kế toán lập chứng từ hạch toán:


Nợ: TK lợi nhuận năm trước

Có: TK thuế thu nhập doanh nghiệp


– Kết chuyển số thuế đã nộp hàng quý và số thuế được miễn giảm để xác định số thuế còn phải nộp hoặc số đã nộp thừa cần thu hồi từ NSNN:


Nợ: TK Thuế thu nhập doanh nghiệp

Có: TK tạm ứng nộp NSNN (số thuế đã nộp)

Có: TK thích hợp (số thuế được miễn giảm)


+ Nếu số thuế nộp còn thiếu thì nộp thêm số chênh lệch còn thiếu:


Nợ: TK thuế TNDN

Có: TK thích hợp (tiền gửi tại NHNN, tiền gửi của Kho bạc…)


+ Nếu số thuế đã nộp thừa thì tất toán tài khoản tạm ứng nộp NSNN chuyển sang theo dõi trên tài khoản chờ NSNN thanh toán số chênh lệch nộp thừa, hạch toán:


Nợ: TK chờ NSNN thanh toán

Có: TK tạm ứng nộp NSNN


Số chênh lệch này sẽ được Ngân sách hoàn trả hoặc sẽ trừ vào số thuế phải nộp năm sau.


b. Kế toán trích lập các quỹ


– Cuối năm căn cứ vào kết quả kinh doanh đã được duyệt quyết toán, ngân hàng xác định số chính thức được trích các quỹ, hội sở chính sẽ hạch toán:


Nợ: TK Lợi nhuận năm trước

Có: TK quỹ thích hợp


– Trong các quỹ đã trích, có những quỹ được quản lý tập trung tại hội sở chính như quỹ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển; có quỹ được giữ lại một phần tại hội sở, số còn lại được phân phối cho các chi nhánh theo kết quả kinh doanh của từng chi nhánh như quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi. Khi hội sở phân phối các quỹ khen thưởng, phúc lợi cho các chi nhánh theo quy định của cơ chế tài chính, kế toán tại hội sở sẽ chuyển tiền cho các chi nhánh và ghi:


Nợ: TK quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi

Có: TK chuyển tiền đi


– Tại các chi nhánh khi nhận được chuyển tiền phân phối lợi nhuận của hội sở chuyển về sẽ hạch toán:


Nợ: TK chuyển tiền đến

Có: TK quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi


c. Kế toán sử dụng các quỹ


Các quỹ ngân hàng mang tính chất là những quỹ chuyên dùng nên phải được quản lý chặt chẽ và sử dụng theo đúng chế độ. Mỗi loại quỹ được sử dụng cho một mục đích nhất định, các ngân hàng không được sử dụng các quỹ để đầu tư ra nước ngoài hoặc sử dụng trái quy định của Nhà nước.


– Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ được sử dụng như nguồn vốn điều lệ của ngân hàng, khi được cơ quản tài chính và NHNN cho phép chuyển sang vốn điều lệ sẽ hạch toán


Nợ: TK Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ

Có: TK Vốn điều lệ


– Quỹ đầu tư phát triển sử dụng cho mục đích đầu tư phát triển nghiệp vụ ngân hàng, khi sử dụng quỹ căn cứ vào số tiền chi cho mục đích phát triển nghiệp vụ ngân hàng, kế toán ghi:


Nợ: TK quỹ đầu tư phát triển

Có: TK thích hợp


– Quỹ dự phòng tài chính sử dụng để bù đắp cho những rủi ro tài chính sau khi đã sử dụng số dự phòng rủi ro trích lập nhưng không đủ bù đắp. Khi sử dụng quỹ để bù đắp rủi ro, kế toán ghi:


Nợ: TK quỹ dự phòng tài chính

Có: TK thích hợp


– Quỹ khen thưởng sử dụng để khen thưởng cho cán bộ CNV, quỹ phúc lợi sử dụng cho sự nghiệp phúc lợi. Nếu sử dụng quỹ phúc lợi để mua sắm tài sản cố định cho mục đích phúc lợi của cán bộ CNV thì phải chuyển số quỹ tương ứng sang tài khoản quỹ phúc lợi đã hình thành tài sản cố định. Khi sử dụng quỹ để chi khen thưởng, phúc lợi, kế toán ghi:


Nợ: TK quỹ khen thưởng (quỹ phúc lợi)

Có: TK thích hợp (tiền mặt, quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ, …)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp

báo cáo thuế trọn gói Bình Thạnh