Kế toán nghiệp vụ góp vốn mua cổ phần - Kiến thức về kế toán cho doanh nghiệp - Dịch vụ kế toán TPHCM - Bình Thạnh

Latest

Kế toán Bình Thạnh chuyên cung cấp các dịch vụ uy tín, chất lượng với mức giá cạnh tranh như: Dịch vụ báo cáo tài chính, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ kế toán trưởng, dịch vụ đào tạo kế toán, dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, thành lập doanh nghiệp, dịch vụ hoàn thuế. Chúng tôi sẽ giúp hỗ trợ các doanh nghiệp có thể phát triển một cách dễ dàng và nhanh chóng. Sử dụng dịch vụ của chúng tôi sẽ đảm bảo cho việc hoạt động của công ty được hiệu quả

BANNER 728X90

Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018

Kế toán nghiệp vụ góp vốn mua cổ phần


1. Một số vấn đề cơ bản


Góp vốn mua cổ phần thực chất là hình thức TCTD đầu tư vào các chứng khoán vốn.


Chứng khoán vốn là loại chứng khoán mà tổ chức phát hành không phải chịu những cam kết mang tính ràng buộc về thời hạn thanh toán, số tiền gốc, lãi suất… đối với người nắm giữ chứng khoán.


Người nắm giữ loại chứng khoán này có quyền tham gia vào Đại hội cổ đông, có thể ứng cử và bầu cử vào Hội đồng quản trị, biểu quyết các vấn đề quan trọng về sửa đổi, bổ sung điều lệ, phương án kinh doanh, phân chia lợi nhuận theo quy định trong điều lệ hoạt động của tổ chức phát hành.


Người nắm giữ chứng khoán này được hưởng lợi tức cổ phần (cổ tức) căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh, nhưng đồng thời cũng phải chịu rủi ro khi tổ chức phát hành hoạt động thua lỗ, giải thể hoặc phá sản.


2. Tài khoản sử dụng


Để hạch toán nghiệp vụ góp vốn mua cổ phần của TCTD, trong hệ thống tài khoản các TCTD bố trí tài khoản tổng hợp số 34 “Góp vốn, đầu tư mua cổ phần”


Tài khoản này dùng để phản ảnh số tiền đồng Việt Nam hoặc giá trị ngoại tệ Tổ chức tín dụng góp vốn, đầu tư mua cổ phần, đưa đi liên doanh với các tổ chức khác.


Tài khoản 34 có các tài khoản cấp II và III sau:


341 – Góp vốn, mua cổ phần bằng đồng Việt Nam

3411 – Góp vốn, mua cổ phần của các TCTD 3412 – Góp vốn, mua cổ phần của các tổ chức kinh tế


342 – Góp vốn liên doanh bằng đồng Việt Nam

3421 – Góp vốn liên doanh với các TCTD 3422 – Góp vốn liên doanh với các tổ chức kinh tế


343 – Góp vốn vào các công ty con bằng đồng Việt Nam

345 – Giá trị góp vốn, mua cổ phần bằng ngoại tệ

346 – Giá trị góp vốn liên doanh bằng ngoại tệ

347 – Giá trị góp vốn vào các công ty con bằng ngoại tệ

349 – Dự phòng giảm giá


Sau đây là nội dung cơ bản và kết cấu của các tài khoản chủ yếu:


+ Tài khoản 341- Góp vốn, mua cổ phần bằng đồng Việt Nam


+ Tài khoản 345- Giá trị góp vốn, mua cổ phần bằng ngoại tệ


Các tài khoản này dùng để phản ảnh số tiền đồng Việt Nam hay giá trị ngoại tệ mà tổ chức tín dụng góp vốn, mua cổ phần của các tổ chức khác với mức vốn theo quy định của pháp luật.


Hạch toán các tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:


– Khi TCTD góp vốn, mua cổ phần với các tổ chức khác, hạch toán theo giá trị thị trường tại thời điểm mua cổ phần này. Trường hợp giá mua chênh lệch so với giá thị trường thì xử lý như sau:


– Nếu giá mua cao hơn giá thị trường thì phần chênh lệch được hạch toán như một khoản bất lợi kinh doanh (negative goodwill) và hạch toán vào tài khoản “Chi phí chờ phân bổ”, được phân bổ trong một khoảng thời gian theo quy định.

ã Nếu giá mua thấp hơn giá thị trường thì phần chênh lệch này được phản ảnh như khoản lợi thế thương mại và hạch toán vào tài khoản “Doanh thu chờ phân bổ”. Phần chênh lệch này cần được ghi nhận như thu nhập trong một khoảng thời gian theo quy định.


– Khi TCTD bán, chuyển nhượng cổ phần thì bên Có tài khoản này phải được ghi theo giá trước đây đã hạch toán khi mua loại cổ phần này (để tất toán số góp vốn, mua cổ phần đã đầu tư ), không ghi theo số tiền thực tế thu được. Phần chênh lệch giữa số tiền thực tế thu được với số tiền đã ghi Có tài khoản này được hạch toán vào kết quả kinh doanh (TK thu nhập/ Chi phí về hoạt động kinh doanh khác).


– Trường hợp TCTD góp vốn, mua cổ phần bằng ngoại tệ phải quy đổi ra đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm góp vốn. TCTD không được đánh giá lại vốn góp, mua cổ phần, kể cả trường hợp chênh lệch tỷ giá, để ghi tăng/giảm vốn góp.


Bên Nợ ghi: – Số tiền góp vốn, mua cổ phần (bao gồm cả góp, mua lần đầu và khi bổ sung) .

Bên Có ghi: – Số tiền thu hồi về khi bán, chuyển nhượng cổ phần.


– Giảm tiền góp vốn, mua cổ phần (số thiệt hại về vốn góp tính vào Chi phí về hoạt động kinh doanh khác).


Số dư Nợ: – Phản ảnh số tiền tổ chức tín dụng đang góp vốn, mua cổ phần của các tổ chức khác.


Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng tổ chức nhận góp vốn, bán cổ phần.


3. Quy trình kế toán


- Kế toán giai đoạn mua:


Khi TCTD mua chứng khoán vốn (cổ phần), kế toán sẽ hạch toán phản ánh theo giá mua:


Nợ: TK Góp vốn đầu tư mua cổ phần – 341, 345: Giá mua

Có: TK thích hợp


- Kế toán giai đoạn bán:


Khi TCTD bán cổ phần, phải phản ánh vào bên Có TK 341, 345 theo giá mua để tất toán, phần chênh lệch được hạch toán vào TK Thu nhập, chi phí về hoạt động góp vốn, mua cổ phần.


+ Nếu lãi, hạch toán:


Nợ: TK thích hợp: Theo số tiền thực thu

Có: TK 341, 345: Theo giá mua ban đầu

Có: TK Thu nhập: Số chênh lệch


+ Nếu lỗ, hạch toán:


Nợ: TK thích hợp: Theo số tiền thực thu

Nợ: TK Chi phí: Số chênh lệch

Có: TK 341, 345: Theo giá mua ban đầu


– Thu nhập từ đầu tư tài chính dài hạn được ghi nhận khi thực tế có khoản thu (lãi cổ tức được chia của năm…)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp

báo cáo thuế trọn gói Bình Thạnh