Tiền mặt chi từ quỹ nghiệp vụ ngân hàng theo các nội dung:
– Chi trả tiền gửi và trả lãi cho khách hàng bằng tiền mặt.
– Cho khách hàng vay bằng tiền mặt.
– Điều chuyển tiền mặt đi ngân hàng khác cùng hệ thống.
– Nộp vào Ngân hàng Nhà nước.
– Chi trong nội bộ ngân hàng như chi lương cán bộ, chi khác.
– v.v.
Khi khách hàng có nhu cầu lĩnh tiền mặt từ tài khoản tiền gửi thanh toán thì viết Séc lĩnh tiền mặt gửi tới ngân hàng để được lĩnh tiền mặt theo séc. Trường hợp ngân hàng cho vay bằng tiền mặt hay chi tiền mặt từ tài khoản tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu thì lập giấy lĩnh tiền mặt.
Đối với nghiệp vụ chi tiền mặt thì ngoài việc kiểm soát chặt chẽ tính chất hợp pháp, hợp lệ các chứng từ (Séc lĩnh tiền mặt, giấy lĩnh tiền…), kế toán còn phải kiểm tra số dư TKTG, hạn mức tín dụng, nếu đủ khả năng chi trả kế toán hạch toán vào sổ sách kế toán, sau đó mới chuyển chứng từ cho thủ quỹ chi tiền cho khách hàng hoặc mới trực tiếp chi tiền cho khách hàng (trong mô hình giao dịch một cửa) – Đảm bảo đúng nguyên tắc: Ghi sổ trước – Chi sau.
+ Chi từ tài khoản tiền gửi, ghi:
Nợ: TK tiền gửi của khách hàng.
Có: TK tiền mặt tại đơn vị (1011)
+ Cho vay bằng tiền mặt, ghi:
Nợ: TK cho vay của khách hàng.
Có: TK 1011
+ Nếu cán bộ NH lĩnh tiền để chi nội bộ, kế toán lập phiếu chi và hạch toán:
Nợ: TK chi lương, tạm ứng
Có: TK 1011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét