Hạch toán tiền gửi có kỳ hạn - Kiến thức về kế toán cho doanh nghiệp - Dịch vụ kế toán TPHCM - Bình Thạnh

Latest

Kế toán Bình Thạnh chuyên cung cấp các dịch vụ uy tín, chất lượng với mức giá cạnh tranh như: Dịch vụ báo cáo tài chính, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ kế toán trưởng, dịch vụ đào tạo kế toán, dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, thành lập doanh nghiệp, dịch vụ hoàn thuế. Chúng tôi sẽ giúp hỗ trợ các doanh nghiệp có thể phát triển một cách dễ dàng và nhanh chóng. Sử dụng dịch vụ của chúng tôi sẽ đảm bảo cho việc hoạt động của công ty được hiệu quả

BANNER 728X90

Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018

Hạch toán tiền gửi có kỳ hạn


Đặc điểm của tài khoản tiền gửi có kì hạn là người gửi tiền chỉ được rút tiền khi khoản tiền gửi đã đến hạn trả, trường hợp vì lý do nào đó người giấy tờ có giá rút tiền ra trước hạn thì NH sẽ áp dụng chế tài như người giấy tờ có giá không được hưởng lãi, hoặc áp dụng mức lãi suất thấp do NH quy định. Trường hợp đến hạn rút tiền nhưng người gửi không đến rút tiền thì coi như gửi tiếp kì hạn mới.


2.1. Kế toán nhận tiền gửi


– Căn cứ vào giấy nộp tiền kế toán vào sổ chi tiết hoặc nhập dữ liệu vào máy tính. Hạch toán:


Nợ: – TK tiền mặt (SH 1011)

Có: – TK tiền gửi có kỳ hạn (SH 4222.xx)


– Khách hàng trích từ tài khoản tiền gửi không kì hạn chuyển sang tài khoản tiền gửi có kì hạn: Căn cứ uỷ nhiệm chi kế toán ghi:


Nợ: – TK tiền gửi không kì hạn (SH 4221.xx)

Có: – TK tiền gửi có kì hạn (SH 4222.xx)


2.2. Kế toán chi trả tiền gửi


Khác với tài khoản tiền gửi không kì hạn, khi khách hàng rút tiền ở tài khoản tiền gửi có kì hạn phải rút trọn số tiền của kì hạn.


– Khách hàng rút tiền bằng tiền mặt: Khách hàng lập giấy lĩnh tiền mặt, kế toán căn cứ giấy lĩnh tiền mặt ghi:


Nợ: – TK tiền gửi có kì hạn (SH 4222.xx)

Có: – TK tiền mặt (SH 1011)


– Cũng có thể khách hàng chuyển vào tài khoản tiền gửi không kì hạn: Trong trường hợp này khách hàng làm giấy đề nghị chuyển tiền từ TK tiền gửi có kì hạn sang tài khoản tiền gửi không kỳ hạn. Căn cứ vào giấy đề nghị của khách hàng kế toán lập chứng từ, hạch toán:


Nợ: – TK tiền gửi có kì hạn (SH 4222.xx)

Có: – TK tiền gửi không kì hạn (SH 4221.xx)


2.3. Kế toán trả lãi tiền gửi có kì hạn


Việc trả lãi tiền gửi có kì hạn cho người gửi tiền được thực hiện khi đáo hạn (trả cùng gốc). Tuy nhiên thực hiện nguyên tức cơ sở dồn tính thì hàng tháng tiến hành tính lãi và hạch toán số lãi đó vào tài khoản chi phí trả lãi đối ứng với TK “lãi phải trả cho tiền gửi”. Khi đáo hạn người gửi tiền rút gốc kế toán hạch toán trả lãi cho khách hàng từ tài khoản “lãi phải trả cho tiền gửi” tổng số tiền lãi.


Tính lãi tiền gửi có kỳ hạn áp dụng phương pháp lãi đơn (tính theo món).


Công thức tính lãi hàng tháng:


Tiền lãi = Số tiền gửi vào x lãi suất tiền gửi/tháng


Sau khi tính được số lãi phải trả, kế toán lập chứng từ, hạch toán:


Nợ: – TK chi phí trả lãi (tiểu khoản thích hợp)

Có: – TK lãi phải trả cho tiền gửi (SH 4911)


Khi khách hàng đến lĩnh lãi (cùng gốc) kế toán lập phiếu chi lãi, hạch toán:


Nợ: – TK lãi phải trả cho tiền gửi (SH 4911)

Có: – TK thích hợp (TK tiền mặt hay TK tiền gửi không kì hạn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp

báo cáo thuế trọn gói Bình Thạnh