Việc cấp TSCĐ của ngân hàng cấp trên cho đơn vị trực thuộc hoặc điều chuyển tài sản giữa các chi nhánh là điều chuyển nội bộ trong cùng một pháp nhân ngân hàng. Mọi trường hợp chuyển nhượng, bàn giao TSCĐ giữa các chi nhánh đều phải có lệnh của cấp có thẩm quyền và biên bản bàn giao giữa đơn vị giao với đơn vị nhận tài sản. Cùng với việc chuyển giao tài sản, các đơn vị phải thanh toán số vốn tương ứng theo nguyên giá và số hao mòn đã trích.
1. Tại bên giao tài sản
Khi chuyển giao, căn cứ vào nguyên giá, kế toán lập chứng từ hạch toán:
Nợ: TK Thanh toán nội bộ (chuyển tiền đi, điều chuyển vốn)
Có: TK TSCĐ
Đồng thời lập chứng từ chuyển giá trị phần hao mòn đã trích khấu hao:
Nợ: TK hao mòn TSCĐ
Có: TK Thanh toán nội bộ (chuyển tiền đi, điều chuyển vốn)
2. Tại bên nhận tài sản
Sau khi làm thủ tục tiếp nhận tài sản, căn cứ vào chứng từ chuyển tiền do đơn vị giao tài sản gửi đến sẽ hạc toán theo dõi nguyên giá và số hao mòn đã trích ở đơn vị giao tài sản.
Căn cứ biên bản giao tài sản và chứng từ chuyển tiền theo nguyên giá:
Nợ: TK TSCĐ
Có: TK Thanh toán nội bộ (chuyển tiền đến, điều chuyển vốn)
Đồng thời hạch toán tiếp nhận số khấu hao:
Nợ: TK Thanh toán nội bộ (chuyển tiền đến, điều chuyển vốn)
Có: TK hao mòn TSCĐ
Sau khi hoàn tất việc chuyển nhượng, bàn giao TSCĐ giữa các chi nhánh, các đơn vị đều phải báo cáo về cơ quan cấp chủ quản. Trong quá trình chuyển giao trong nội bộ thì các chi phí vận chuyển, bốc dỡ…. do chi nhánh nhận chịu và được hạch toán trực tiếp vào chi phí hoạt động, không hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét