Hạch toán bán hàng qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp - Kiến thức về kế toán cho doanh nghiệp - Dịch vụ kế toán TPHCM - Bình Thạnh

Latest

Kế toán Bình Thạnh chuyên cung cấp các dịch vụ uy tín, chất lượng với mức giá cạnh tranh như: Dịch vụ báo cáo tài chính, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ kế toán trưởng, dịch vụ đào tạo kế toán, dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, thành lập doanh nghiệp, dịch vụ hoàn thuế. Chúng tôi sẽ giúp hỗ trợ các doanh nghiệp có thể phát triển một cách dễ dàng và nhanh chóng. Sử dụng dịch vụ của chúng tôi sẽ đảm bảo cho việc hoạt động của công ty được hiệu quả

BANNER 728X90

Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018

Hạch toán bán hàng qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp


- Khi xuất kho hàng hoá giao cho bên mua, đại diện bên mua đã ký nhận đủ hàng hoá và đã thanh toán tiền mua hàng hoặc chấp nhận nợ, kế toán ghi các bút toán sau:


<1> Ghi nhận doanh thu bán hàng:


+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi:


Nợ TK111, 112, 131…: Tổng giá thanh toán của hàng bán

Có TK511(5111): Doanh thu bán hàng theo giá bán chưa có thuế GTGT

Có TK333(33311): Thuế GTGT đầu ra của hàng bán


+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc đối với các đối tượng không chịu thuế GTGT, kế toán ghi:


Nợ TK111, 112, 131…: Tổng giá thanh toán của hàng bán

Có TK511(5111): Doanh thu bán hàng theo tổng giá thanh toán của hàng bán ra


<2> Phản ánh trị giá thực tế của hàng xuất bán:


Nợ TK632: Giá vốn hàng bán

Có TK156(1561): Trị giá thực tế của hàng xuất kho bán


Nếu xuất kho bao bì bán kèm theo hàng hoá tính giá riêng, kế toán ghi:


Nợ TK111, 112, 131: Tổng giá thanh toán của bao bì

Có TK153(1532): Trị giá bao bì xuất kho (chưa gồm thuế GTGT)

Có TK3331(33311): Thuế GTGT phải nộp của bao bì


- Khi người mua thanh toán tiền hàng, căn cứ vào các chứng từ thanh toán, kế toán ghi:


Nợ TK111, 112, 331(trường hợp đối trừ công nợ)…: Tổng số tiền hàng đã thu được

Có TK131: Số nợ tiền hàng người mua đã thanh toán


Khi người mua thanh toán tiền bao bì đi kèm, kế toán ghi:


Nợ TK111, 112: Số tiền bao bì đã thu

Có TK131: Số nợ bao bì người mua đã thanh toán


Trường hợp bên mua được hưởng chiết khấu thanh toán do thanh toán tiền hàng trước hạn, kế toán chỉ hạch toán khoản chiết khấu thanh toán sau khi bên mua đã thanh toán tiền hàng. Thực tế có hai cách hạch toán khoản chiết khấu thanh toán phải trả cho người mua như sau:


+ Nếu sau khi người mua thanh toán toàn bộ tiền hàng mới được hưởng chiết khấu thì kế toán ghi nhận khản chiết khấu thanh toán phải trả cho người mua như sau:


Nợ TK635: Số chiết khấu thanh toán người mua được hưởng

Có TK111, 112: Số chiết khấu thanh toán đã trả cho người mua bằng tiền

Có TK338(3388): Số chiết khấu thanh toán đã chấp nhận cho người mua nhưng chưa thanh toán


+ Nếu khi người mua thanh toán tiền hàng đã trừ khoản chiết khấu thanh toán được hưởng, kế toán sẽ ghi nhận nghiệp vụ thanh toán như sau:


Nợ TK111, 112, 331(đối trừ công nợ)…: Số tiền hàng thực nhận từ người mua

Nợ TK635: Số chiết khấu thanh toán người mua được hưởng

Có TK131: Tổng số nợ người mua đã thanh toán


- Trường hợp bán hàng có phát sinh chiết khấu thương mại:


Trong quá trình bán hàng, để khuyến khích người mua, doanh nghiệp có thể áp dụng chính sách chiết khấu thương mại – chính sách giảm giá bán niêm yết cho khách hàng mua hàng với số lượng lớn. Khi phát sinh nghiệp vụ này, kế toán sẽ tiền hành ghi nhận khoản chiết khấu thương mại phải thanh toán cho người mua như sau:


+ Trường hợp khoản chiết khấu thương mại được thể hiện trên hoá đơn bán hàng thì khi ghi nhận doanh thu, kế toán sẽ phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu nên không sử dụng tài khoản 521 để theo dõi khoản chiết khấu thương mại phải trả.


+ Trường hợp chiết khấu thương mại phát sinh sau khi đã phát hành hoá đơn (trên hoá đơn ghi theo giá bán bình thường) thì lúc này kế toán mới sử dụng tài khoản 521 để theo dõi khoản chiết khấu thương mại chấp nhận cho người mua. Cụ thể:


+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi:


Nợ TK521(5211): Số chiết khấu thương mại người mua được hưởng (không gồm thuế GTGT)

Nợ TK333(33311): Thuế GTGT đầu ra giảm tương ứng

Có TK111, 112, 131…: Tổng số tiền chiết khấu đã trả hoặc đã khấu trừ vào số nợ phải thu ở người mua


+Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, kế toán ghi:


Nợ TK521(5211): Số chiết khấu thương mại người mua được hưởng (gồm cả thuế GTGT)


Có TK111, 112, 131…: Tổng số tiền chiết khấu đã trả hoặc đã khấu trừ vào số nợ phải thu ở người mua


- Trường hợp bán hàng, bên mua được giảm giá:


Giảm giá hàng bán thường xảy ra đối với trường hợp hàng bán không đảm bảo chất lượng, quy cách theo yêu cầu của bên mua. Khoản giảm giá chỉ được thực hiện sau khi đã bán hàng hoá. Khi phát sinh việc giảm giá, kế toán phản ánh như sau:


+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:


Nợ TK532: Khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh (không gồm thuế GTGT)

Nợ TK333(33311): Thuế GTGT đầu ra giảm tương ứng

Có TK111, 112, 131…: Tổng số tiền đã thanh toán hoặc chấp nhận giảm nợ cho người mua


+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT:


Nợ TK532: Khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh (gồm cả thuế GTGT)

Có TK111, 112, 131. 338(3388)…: Tổng số tiền đã thanh toán hoặc chấp nhận giảm nợ cho người mua


- Trường hợp bán hàng có phát sinh trả lại hàng:


Đối với trường hợp bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp, hàng bán bị trả lại là trị giá hàng hoá đã tiêu thụ (đã lập hoá đơn bán hàng), bị khách hàng trả lại do không đúng quy cách, phẩm chất hoặc do vi phạm các cam kết theo hợp đồng. Theo quy định hiện hành, khi xuất hàng trả lại cho bên bán, bên mua phải lập hoá đơn hay biên bản ghi rõ loại hàng hoá, số lượng, giá trị hàng trả lại, lý do trả lại hàng để gửi kèm theo hoá đơn bán hàng cho bên bán. Chứng từ này là căn cứ để bên bán và bên mua điều chỉnh lại lượng hàng đã bán, đã mua và điều chỉnh kê khai thuế GTGT. Trong trường hợp bên mua trả lại một phần hàng hoá thì bên bán phải lập lại hoá đơn cho số hàng hoá bên mua đã nhận và đã chấp nhận thanh toán Khi phát sinh hàng bán bị trả lại, kế toán sẽ ghi các bút toán sau:


<1> Phản ánh tổng giá thanh toán của hàng bán bị trả lại:


+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:


Nợ TK531: Giá bán của hàng bán bị trả lại (chưa có thuế GTGT)

Nợ TK333(33311): Thuế GTGT đầu ra của hàng bán bị trả lại

Có TK111, 112, 131…: Tổng giá thanh toán của hàng bán bị trả lại


+ Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT:


Nợ TK531: Giá bán của hàng bán bị trả lại (gồm cả thuế GTGT)

Có TK111, 112, 131…: Tổng giá thanh toán của hàng bán bị trả lại


<2> Phản ánh trị giá thực tế của hàng bán bị trả lại, đã kiểm nhận:


Nợ TK156(1561): Trị giá hàng nhập kho

Nợ TK157: Trị giá hàng đang gửi tại kho người mua

Có TK632: Trị giá thực tế của số hàng bán bị trả lại


Nếu người mua trả lại bao bì đi kèm tương ứng, kế toán ghi:


Nợ TK153(1532): Trị giá bao bì nhập kho

Nợ TK138(1388): Trị giá bao bì đang gửi tại kho người mua

Nợ TK333(33311): Thuế GTGT của số bao bì trả lại

Có TK111, 112, 131: Số tiền hoàn lại cho người mua tương ứng với số bao bì trả lại


- Trường hợp trong quá trình bán hàng có phát sinh chi phí như: tiền lương nhân viên bán hàng, văn phòng phẩm phục vụ cho bán hàng, chi phí vận chuyển hàng hoá…, kế toán ghi nhận như sau:


Nợ TK641: Chi phí bán hàng thực tế phát sinh

Nợ TK133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK111, 112, 331, 334, 338…: Tổng số tiền thanh toán tương ứng với chi phí phát sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp

báo cáo thuế trọn gói Bình Thạnh