Mục tiêu quan trọng trong chính sách kinh tế của mỗi quốc gia là đảm bảo cán cân thanh toán được cân bằng. Khi cán cân thanh toán bội thu hay bội chi thì các nước thường sử dụng các biện pháp điều chỉnh cán cân.Khi cán cân bội thu, các nước thường sử dụng sốbội thu đó đểtăng cường đầu tư ra nước ngoài và bổ sung quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia. Bội chi cán cân sẽ có tác động tiêu cực đến việc phát triển kinh tế của quốc gia, quan hệ kinh tế đối ngoại và quan hệ kinh tế-xã hội khác.Do vậy, việc áp dụng những biện pháp nhằm điều chỉnh cán cân khi bội chi là một việc làm hết sức cần thiết nhằm cải thiện cán cân. Tuy nhiên đôi với Việt Nam nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, công nghệ lạc hậu vì vậy đa phần chúng ta đều phải nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất gây ra việc thâm hụt cán cân trong thời gian dài vì vậy ở Việt Nam chủ yếu là các biện pháp giúp giảm thâm hụt cán cân. Để giảm bớt thâm hụt cán cân thanh toán, nhà nước đã áp dụng những chính sách cụ thể như sau:
*** Năm 2010
1. Thúc đẩy xuất khẩu, hạn chếnhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán (điều hành tỷgiá linh hoạt, các biện pháp hỗtrợxuất khẩu, hạn chếnhập siêu những mặt hàng trong nước đã sản xuất được). Ban hành chỉ thị 18/CT-BCT VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU, KIỂM SOÁT NHẬP KHẨU, HẠN CHẾ NHẬP SIÊU NĂM 2010.
– Sửađổi, bổsung chính sách thuếxuất khẩuđối với mặt hàng than gỗ, than cốc nhằm thúc đẩy xuất khẩu.Điều chỉnh giảm thuếnhập khẩuưuđãiđối với mặt hàng xăng dầu, nhằm bình ổn giá xăng dầu, không đểgiá tăng liên tục trong thời gian ngắn gây tác động bất lợi đến sản xuất hàng xuất khẩu.
-Trình Chính phủban hànhngày 13 tháng 8 năm 2010, quy địnhchi tiết một số điều của Luật thuếxuất khẩu, thuếnhập khẩu theo hướng khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, trước hết là đối với những mặt hàng trong nước sản xuất được hoặc không khuyến khích nhập khẩu đểhạn chếnhập siêu.
– Ban hành nhiều văn bản hướng dẫn liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu (nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu) như: Thông tưsố07/2010/TT-BTC ngày 14/1/2010 hướng dẫnthực hiện Quyết định số93/2009/QĐ-TTg ngày 10/7/2009; sửa đổi, bổsung khoản 4 Điều 21 Quyết định số33/2009/QĐ-TTg ngày 02/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu…
– Tiếp tục phá giá nội tệ cải thiện cán cân thanh toán. Đồng thời thắt chặt tài khóa và tiền tệ để đưa nền kinh tế về điểm cân bằng hơn đã tháo gỡ dần nút thắt đồng nội tệ định giá quá cao, đưa nền kinh tế về đúng mức cung cầu của thị trường. Tuy nhiên trong ngắn hạn, lạm phát lại tăng mạnh và sản lượng giảm, nợ công cao.
– Trong năm 2009Việt Nam liên tục phá giá đồng tiền. Vào tháng 11/2009, đồng tiền Việt Nam bị mất giá 5,44% so với đôla Mỹ. Mới đây nhất là vào ngày 12/2/2010 (nhằm ngày 28 tết Nguyên Đán), đồng tiền Việt Nam lại giảm 3,4% so với đô la Mỹ.
– Đối với vấn đề nợ công, tính đến hết 31/12/2010, dư nợ Chính phủ bằng 44,3% GDP, dư nợ quốc gia bằng 42,2% GDP và dư nợ công bằng 56,6% GDP. Tuy nhiên, xét về cơ cấu, tỷ trọng huy động vay nợ trong nước ngày càng tăng, vay nợ nước ngoài giảm; các khoản vay nước ngoài của Chính phủ phần lớn đều có thời hạn dài, lãi suất ưu đãi, việc bố trí thanh toán nợ hàng năm đều bảo đảm đầy đủ, đúng hạn, không có nợ xấu. Lạm phát năm 2010 ở mức 11,75%.
2.Các giải pháp về hành chính: thu hút lượng vốn vào nhiều, thực hiện các biện pháp trợ giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn của suy thoái kinh tế và khủng hoảng toàn cầu, giảm kiểm soát vốn, tăng cường các hoạt động hỗ trợ cho xuất khẩu, giảm nhập khẩu.
+ Trong năm 2010, Bộ Tài chính đã tiến hành thẩm định và phê duyệt tổng số 02 chương trình, dự án ODA. Trong đó có 01 dự án sử dụng vốn ODA vay và 01 dự án sử dụng ODA không hoàn lại.Tổng giá trị vốn ODA của CT-DA ODA đã ký kết trong năm 2010 là: 705,7 triệu USD (tương đương với 12.430 tỷ VND)
+ Ngày 15 tháng 11 năm 2010, Thủtướng Chính phủ đã ra Quyết định số72/2010/QĐ-TTg ban hành Quy chếmới vềviệcxây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia(XTTMQG)ápdụngtừ năm2011trởđi,thaythế Quyếtđịnhsố 279/2005/QĐ- TTg ngày 03 tháng 11 năm 2005 và Quyếtđịnh số80/2009/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2009 đã hết hiệu lực vào năm 2010. Mục tiêu chính của Chương trình XTTMQG là nhằm tăng cường hoạtđộng xúc tiến thương mại, phát triển xuất khẩu, thịtrường trong nước, thương mại miền núi, biên giới và hải đảo; Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam; Gắn kết các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tưvà du lịch. Quy chếxây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình XTTMQGđược xây dựng dựa trên việc tiếp thu những nội dung phù hợp đã được thực thi tốt trong giaiđoạn vừa qua, đồng thời sửa đổi những nội dung không còn phù hợp với thực tiễn; nghiên cứu, tham khảo quy định và nội dung XTTM của các nước trên thếgiới,đềra nội dung, giải pháp phù hợp với thông lệquốc tế, áp dụng phương thức hỗtrợmới phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
3.Thực hiện các gói kích thích kinh tế nhằm trợgiúp các doanh nghiệp vượt qua những khó khăn của suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính toàncầu. Góikích thích kinh tế thứ nhấtđược Chính phủ công bố ngày 23/1/2009, trongđó hỗ trợ lãi suất 4%đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng trong thời gian tối đa là 8 tháng, kết thúc vào ngày 31/12/2009. Vốn vay này nhằm giúp doanh nghiệp giảm giá thành sản phẩm, duy trì sản xuất kinh doanh, và tạo côngăn việc làm trongđiều kiện nền kinh tếbịtácđộng bởi suy thoái kinh tếvà khủng hoảng tài chính toàncầu. Gói kích thích1 kinh tế thứ hai (Quy ếtđịnh443/2009/QĐ-TTgcủaThủ tướngChínhphủ có hiệu lực ngày 04/4/2009) nhằm cung cấp bù lãi suất 4% cho doanh nghiệp nhưng hướng vào các nguồn vốn trung và dài hạn trong khoảng thời gian tốiđa 24 tháng, việc hỗtrợlãi suất nàyđược thực hiện từngày 01/4/2009 đến hết ngày 31/12/2011
*** Năm 2011
Chính phủ đã thi hành các giải pháp dài hạn bao gồm tái cấu trúc kinh tế để đẩy mạnh giá trị xuất khẩu, giảm dần kỳ vọng lạm phát, lấy lại niềm tin vào nhà điều hành chính sách.
– thực hiệnđồng bộ các biện pháp nâng cao chất lượng, tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt chú ý đến các mặt hàng nông, lâm, thủy sản
– đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường, tập trung khai thác theo chiều sâu, chiều rộng đối với các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường xuất khẩu trọng điểm, đi đôi với việc phát triển các thịtrường có chung đường biên giới với Việt Namthông qua việc xem xét điều chỉnh những quy định không phù hợp hoặc hạn chếxuất khẩu thờigian qua.
– đẩy mạnh triển khai các Hiệp định khu vực mậu dịch tựdo (FTA) đã ký kết và tận dụng lợi thế từ FTA đem lại, phối hợp với các địa phương, Hiệp hội ngành hàng tổchức phổ biến rộngrãi cho các doanh nghiệp nội dung FTA mà Việt Nam đã tham gia ký kết đểtăng cường hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tận dụng lợi thếcủa các FTA.
– BộCông Thương phối hợp tổchức các hội nghị giao ban xuất khẩu nhằm tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, trong hoạt động xuất khẩu, bàn biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu cho từng ngành hàng, mặt hàng, tiếp tục cải cách hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, hải quan, tích cực phối hợp với các Bộ/ ngành, địa phương tiếp tục triển khai các chính sách khuyếnkhích xuất khẩu, kiềm chếnhập siêu. Mặt khác, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển sảnxuất các loại nguyên liệu, các mặt hàng phụ trợ cho sản xuất hàng xuất khẩu. Đồng thời, để phát triển kinh tếđối ngoại tại vùng biên với Lào và Campuchia, Thủ tướng Chính phủđã ban hành cơchế, chính sách khuyến khích cụthể, áp dụng cho các tỉnh vùng biên, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tưtại Quyết định số482/QĐ-TTg của Thủtướng Chính phủngày 14 tháng 4 năm 2010.
3. Năm 2012.
Cán cân tổng thể của Việt Nam năm 2012 đã biến chuyển theo hướng tích cực: từ bị thâm hụt trong 2 năm 2009 (-8,4 tỷ USD), 2010 (-1,7 tỷ USD) sang thặng dư trong năm 2011 (2,5 tỷ USD) và tiếp tục thặng dư trong các quý năm 2012 – quý I: 4,28 tỷ USD; quý II: 2,17 tỷ USD; quý III: 4,2 tỷ USD. Đây là sự chuyển dịch vị thế quan trọng, góp phần làm tăng sức mạnh tài chính quốc gia chống lại kỳ vọng về biến động tỷ giá, kỳ vọng lạm phát.
Có nhiều chính sách góp phần tạo nên sự cải thiện cán cân thanh toán tổng thể.
Thứ nhất, và quan trọng nhất là chính sách điều hành: (i) Đầu tháng 2/2011, NHNN tuyên bố mức phá giá cao nhất trong lịch sử (9,3%), nâng tỷ giá chính thức lên 20.693 USD/VND và giảm biên độ xuống còn ±1%; (ii) trong năm 2012, Thống đốc NHNN đã cam kết giữ tỷ giá biến động không quá 3% và liên tục can thiệp để ổn định tỷ giá tạo niềm tin cho công chúng. Những việc này đã đưa tỷ giá danh nghĩa về gần với giá thị trường hơn và tạo điều kiện giảm biến động tỷ giá, giảm kỳ vọng tăng tỷ giá, từ đó thu hút được lượng ngoại tệ mà cá nhân và DN nắm giữ, góp phần hạn chế tình trạng đô la hóa và tăng dự trữ ngoại hối.
Thứ hai, những cải thiện trong các khoản mục của cán cân thanh toán: (i) Thương mại hàng hóa, dịch vụ nhập siêu giảm kỷ lục; (ii) giải ngân vốn đầu tư nước ngoài vẫn duy trì mức cao đạt 10,46 tỷ USD, thấp không đáng kể so với năm 2011, 11 tỷ USD; (iii) giải ngân vốn hỗ trợ phát triển chính thức đạt mức kỷ lục từ trước đến nay.
Suốt 20 năm, Việt Nam mới có năm 2012 xuất siêu. Tính chung cả năm 2012, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2011. Tăng trưởng của xuất khẩu vượt kế hoạch đề ra nhưng chủ yếu dựa vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài -72,3 tỷ USD, khu vực kinh tế trong nước đạt 42,3 tỷ USD.
Dự đoán sắp tới, cán cân thanh toán tiến triển tích cực, nhưng còn chứa đựng nhiều yếu tố ảnh hưởng không tốt đến tính bền vững: Cán cân thương mại hàng hóa dịch vụ thặng dư chưa vững chắc do có một phần nhu cầu đầu tư, sản xuất, tiêu dùng trong nước bị chững lại; thâm hụt cán cân dịch vụ còn cao do Việt Nam chưa đảm bảo cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục, vận tải có chất lượng cao; thu nhập từ lãi và đầu tư chuyển về ròng còn âm do chưa kiểm soát được lợi nhuận từ hoạt động đầu tư ra nước ngoài và Việt Nam chủ yếu vẫn là nước nhập vốn FDI; thu hút FDI ròng giảm dần qua thời gian. Đáng quan tâm nhất là cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam: (i) cơ cấu mặt hàng chủ yếu là nông sản và tài nguyên nên Việt Nam phụ thuộc nhiều vào biến động giá. Tỷ trọng của hàng công nghiệp ngày càng tăng – năm 1993 gần 70% là sản phẩm thô và sơ chế thì đến 2010 tỷ trọng này chỉ còn trên 34,86% kim ngạch xuất khẩu. Những mặt hàng xuất siêu cao trong năm 2012 chủ yếu là hàng gia công: linh kiện điện thoại, điện tử, thiết bị máy tính. Đây đều là các mặt hàng được các DN nhập khẩu linh kiện về lắp ráp, giá trị gia tăng không cao trong khi đó kéo sự gia tăng trong kim ngạch nhập khẩu. Thêm vào đó, xuất siêu năm nay phụ thuộc hoàn toàn vào khối DN FDI trong khi lượng vốn FDI đăng ký đang có xu hướng giảm dần. Do vậy, rất khó kỳ vọng Việt Nam tăng đột biến mức thặng dư cán cân thanh toán hiện tại.
Kết luận: Muốn duy trì và đảm bảo tăng thặng dư cán cân thanh toán cho năm 2013 và những năm sau, Việt Nam còn phải làm rất nhiều và cần nhiều thời gian để thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu, cơ cấu đầu tư đang bất lợi hiện nay. Cụ thể: từng bước và có nhiều giải pháp đồng bộ giữ được thặng dư cán cân thương mại trên cơ sở giữ được tốc độ tăng về kim ngạch xuất khẩu, tiếp tục kiềm chế tốc độ tăng nhập khẩu những mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu, giảm thiểu chênh lệch cao hơn của giá vàng trong nước so với giá vàng thế giới để đề phòng và ngăn chặn nguy cơ nhập khẩu vàng chính ngạch để can thiệp hoặc nhập lậu để hưởng lợi về giá; giảm thiểu thâm hụt cán cân dịch vụ bằng cách đảm nhận cung cấp các dịch vụ vận tải, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ du lịch; thu hút tốt hơn lượng kiều hối.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét